Nhiều người thắc mắc là hít mùi sơn có độc không thì câu trả lời là “Có” kể cả với người khỏe mạnh. Trên thị trường hiện nay có hai loại sơn thông dụng nhất, đó là:
- Sơn latex (hoặc acrylic): Đây là loại sơn phổ biến nhất hiện nay. Sơn latex không có chứa dung môi, nó có thể được xóa sạch bằng xà phòng và nước. Sơn latex hiện được cho là an toàn để sử dụng hoặc tiếp xúc đối với cả phụ nữ đang mang thai, miễn là khu vực sử dụng sơn thông thoáng. Nếu bạn ngửi mùi sơn liền cảm thấy khó chịu mệt mỏi, bạn hãy ra ngoài hít thở khí trời và nhờ người khác hoàn thành công việc của bạn.
- Sơn chứa dung môi dầu: Loại sơn này có chứa các loại dung môi và phải cần đến nhựa thông hoặc xăng trắng mới có thể xóa sạch loại sơn này. Một vài nghiên cứu đã cho thấy việc phụ nữ đang mang thai tiếp xúc với loại sơn này bao gồm cả hít phải mùi sơn với các loại dung môi này có thể gây tăng nguy cơ sẩy thai, và có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc gặp các vấn đề về nhận thức. Chính vì vậy bạn không nên sử dụng hoặc tiếp xúc, hay đến gần loại sơn này, đặc biệt là khi bạn đang mang thai.
Theo các nhà khoa học các loại polyme không gây độc, nhưng các loại dung môi dạng lỏng được sử dụng để hòa tan polyme chính là tác nhân gây ra mùi hắc nồng khó chịu của sơn, gây dị ứng, bệnh về đường hô hấp…
Bạn đang xem: Mùi sơn có độc không?
Các hợp chất hữu cơ như là formaldehyde, xylene, benzene dễ bốc hơi trong không khí, gây độc khi bạn hít vào cơ thể. Formaldehyde với nồng độ từ 0,3 ppm trở lên có thể gây ho, dị ứng da. Ở nồng độ cao hơn nó có thể gây đau rát mắt, mũi và họng. Chất hóa học này còn được xếp vào nhóm các chất gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và các bộ phận của hệ hô hấp.
Xem thêm : Tổng hợp từ vựng về tên các nước trên thế giới bằng tiếng Anh
Theo các chuyên gia hóa học, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) khi hít phải sẽ gây kích ứng đường hô hấp. Đặc biệt là nó sẽ đe dọa sức khỏe của phụ nữ có thai, nó gây ảnh hưởng tới não bộ, hệ thần kinh, gây dị tật bẩm sinh… cho thai nhi.
Các hạt sơn khi phun sẽ bay trong không khí, khi trẻ em hít phải, các hạt sơn này sẽ bị cuốn sâu vào trong gây phản ứng viêm, kích thích gây co thắt đường hô hấp, tăng tiết dịch… làm tổn thương phế nang, gây ho, khó thở, dẫn tới viêm phổi…
Thành phần APEO là một chất phụ gia duy trì chất lượng sơn, tuy nó có ít trong sơn, nhưng lại là chất nguy hiểm nhất vì nó là chất gây ung thư không thể phân loại. Chất này có thể gây rối loạn sản xuất hormone, gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, khả năng sinh sản và làm gia tăng tế bào ung thư…
Xem thêm : Hầu đồng 36 giá – Tín ngưỡng dân gian lâu đời
Các loại sơn dùng để sơn gỗ, kim loại, khung cửa, bê tông… khi pha chế màu cũng có chứa chất độc khiến người hít phải bị nhiễm độc, gây dị ứng, nổi mẩn, phù nề, ói mửa…
Vật liệu bả, sơn tường cũng góp phần dẫn tới ung thư, đặc biệt là ung thư máu ở trẻ em. Mức độ nguy hiểm của sơn tường đối với trẻ em cao gấp 10 lần người lớn, do trẻ nhỏ hay bám tay vào tường rồi lại cho tay vào miệng ngậm, hoặc hít phải bụi sơn… gây ảnh hưởng nặng tới hệ thần kinh, làm suy giảm trí thông minh, chậm phát triển về thể chất, có bất thường về hành vi và gây tổn thương thính lực của trẻ. Ở nồng độ cao trẻ em có thể bị hôn mê, co giật và tử vong.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp