Luật Luật sư đã quy định cụ thể về điều kiện trở thành luật sư. Theo đó, người có nhu cầu trở thành luật sư phải mất ít nhất 06 năm với nhiều khoản chi phí. Theo số liệu được công bố cách đây chưa lâu, hiện Việt Nam có khoảng 11.000 luật sư, đây là những người góp phần tích cực vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
1. Tiêu chuẩn luật sư và điều kiện trở thành luật sư
Căn cứ Điều 10 và Điều 11 Luật Luật sư năm 2006, một luật sư cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề như sau:
Bạn đang xem: Con đường trở thành một luật sư ở Việt Nam
– Là công dân Việt Nam.
– Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có phẩm chất đạo đức tốt. Trong đó, những người sau đây sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn này gồm:
- Đã bị kỷ luật mà quyết định kỷ luật chưa chấm dứt hiệu lực hoặc bị buộc thôi việc mà chưa hết hạn 03 năm.
- Đã bị xử lý hành chính về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, gây thiệt hại về tài sản của người khác, về bảo vệ bí mật Nhà nước; cản trở, chống việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc đưa hối lộ cho người thi hành công vụ và chưa hết hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong.
- Đã bị phạt hành chính, kỷ luật hoặc chịu trách nhiệm hình sự hoặc có kết luận về một trong các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, ứng xử, phát ngôn ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư…
(căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP).
– Có sức khoẻ để đảm bảo hành nghề luật sư.
– Có bằng cử nhân luật và đã được đào tạo nghề luật sư.
2. Con đường trở thành một luật sư ở Việt Nam
Căn cứ điều kiện trở thành luật sư nêu tại Luật Luật sư 2006 và Luật Luật sư sửa đổi 2012, con đường để trở thành luật sư ở Việt Nam như sau.
2.1 Học 4 năm đại học luật
Theo Điều 10 Luật Luật sư 2006, luật sư phải là những người đã có bằng cử nhân luật. Để có bằng cử nhân luật, người đó phải học tại Trường Đại học Luật Hà Nội hoặc Trường đại học Luật – Đại học quốc gia Hà Nội hoặc khoa luật của các trường đại học khác trên cả nước, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân.
2.2 Học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư
Sau khi có bằng cử nhân luật, người có nhu cầu trở thành luật sư phải được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Xem thêm : Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương và thể tích một hình
Theo đó, để được cấp chứng chỉ này thì người này phải đăng ký tham gia khoá đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp trong thời gian 12 tháng.
(theo khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Luật sư năm 2012).
Các đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư gồm:
– Đã là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên hoặc là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ luật.
– Đã là thẩm tra viên cao cấp/chính ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp/chính ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp/chính, nghiên cứu viên cao cấp/chính, giảng viên cao cấp/chính lĩnh vực pháp luật.
2.3 Tập sự tại các văn phòng, công ty luật
Khi đã hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ luật sư được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp, người có nhu cầu trở thành luật sư phải tiếp tục đăng ký tham gia tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư như văn phòng luật, công ty luật trong thời gian 12 tháng.
Trường hợp không thỏa thuận được với các văn phòng luật, công ty luật về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu nơi tập sự.
Trong đó, người hướng dẫn phải là người có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm luật sư và chỉ được hướng dẫn cùng lúc 03 người.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng phải tập sự. Theo đó, căn cứ khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Luật sư năm 2012, các đối tượng sau sẽ được giảm hoặc miễn tập sự hành nghề luật sư:
- Được miễn: Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp/trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật, thẩm tra viên cao cấp Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp lĩnh vực pháp luật.
- Giảm 2/3 thời gian tập sự (tập sự 04 tháng): Điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính Toà án, kiểm tra viên chính Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
- Giảm ½ thời gian tập sự (tập sự 06 tháng): Chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên Toà án, kiểm tra viên kiểm sát từ 10 năm trở lên.
2.4 Kiểm tra kết thúc tập sự
Liên đoàn luật sư Việt Nam là đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Xem thêm : Một hải lý bằng bao nhiêu km, mét? Cách tính nhanh nhất !
Thông thường, kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề luật sư gồm 02 phần: Thi viết và thi thực hành. Nội dung thi gồm các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam…
Lưu ý: Người được miễn tập sự hành nghề luật sư thì không phải thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
2.5 Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Hồ sơ để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hay còn gọi là thẻ luật sư gồm:
– Đơn đề nghị cấp thẻ luật sư.
– Phiếu lý lịch tư pháp.
– Giấy khám sức khoẻ.
– Bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sĩ luật (bản sao).
– Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (bản sao).
Sau khi có chứng chỉ hành nghề, luật sư phải đóng phí gia nhập Đoàn luật sư. Hiện các Đoàn luật sư đang duy trì mức phí khác nhau, cụ thể như phí gia nhập Đoàn luật sư Hà Nội là 10 triệu đồng…
Trên đây là điều kiện trở thành luật sư. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp