Năm 476 đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu điều gì?

Để tìm hiểu về sự diệt vong của đế quốc La Mã (đế quốc Rô ma), mời các bạn cùng Đọc tài liệu tìm hiểu khái quát về đế quốc hùng mạnh này.

Đế quốc La Mã là gì?

Đế chế La Mã được coi là đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới.

Người sáng lập Đế chế La Mã ban đầu là một nhóm nông dân, nhưng cuối cùng đã phát triển thành đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử. Hơn nữa, đế chế La Mã là một trong những đế chế tồn tại lâu đời nhất, có ảnh hưởng lớn đến thế giới về nhiều mặt như luật pháp, chiến tranh, nghệ thuật, văn học, kiến trúc ,công nghệ , tôn giáo và ngôn ngữ, với diện tích đất đai khoảng 5 triệu km2. Giai đoạn sau, đế chế La Mã bắt đầu có xu hướng suy tàn, sau thời Theodosius I, đế chế bị chia cắt thành hai phần, nội và ngoại loạn, rồi diệt vong hoàn toàn sau khi chuẩn bị chiến tranh.

Sự diệt vong của đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã (Đế quốc Rô ma) bị diệt vong vào năm 476 đã đánh dấu cho việc chấm dứt chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã và mở đầu cho chế độ phong kiến Tây Âu.

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về quá trình diệt vong của đế quốc La Mã dưới đây.

Hoàn cảnh, nguyên nhân

Sau năm 395, các vị hoàng đế ở Tây La Mã gần như chỉ còn là bù nhìn, quyền lực thực sự rơi vào tay các tướng quân – người thống lĩnh quân đội như Stilicho.

Nội chiến và những cuộc xâm lăng khiến thành Rome nhiều lần rơi vào cảnh cướp bóc hoành hành cùng với việc thiệu hiệu quả trong viêc cai quản lãnh thổ bên giới khiến cho kinh tế và chính trị của Tây La Mã nhanh chóng đi xuống.

Quá trình diệt vong

Không chịu được áp lực của người Visigoth, hoàng đế Honorius phải dời đô từ Milan về Rvenna để có thể phòng thủ tốt hơn.

Năm 410, người Visigoth dẫn quân đánh chiếm và cướp phá hành La Mã, đây là một sự kiện lịch sử đáng nhớ vì đây là lần đầu tiên sau 800 năm, kinh thành La Mã mới bị một quân đội ngoại lai chiếm đóng. Sau khi chiếm được kinh thành La Mã, người Visigoth tớ xây dựng vượng quốc của mình tại bán đảo Iberia.

Năm 430, quân La Mã rời khỏi bán đảo Anh.

Năm 450, Attila lấy cớ không được đáp ứng của hồi môn xứng đáng nên đã dẫn quân tràn sang Tây Mã đánh chiếm, chúng tàn phá sứ Gaul, đe doạ cả Tây Âu. Nhưng sau đó đã bị tướng Aetius đánh bại, đây là sự kiện lịch sự với những tổn thất thương vong lớn cho cả hai bên.

Năm 451, Attila sau khi đánh bại, không khuất phục và quá hung hãn nên đã kéo quân vào Tây La Mã một lần nữa, nhưng khi tới gần thành La Mã thì dừng lại và rút quân về.

Năm 455, Aetius bị ám sát, người Vandal nhân cơ hội Tây La Mã đã mất đi tướng giỏi, chúng nổi dậy và tiến vào cướp phá thành La Mã

Năm 476, Tướng Odoacer nổi dậy lật đổ Romulus Augutus – hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã.

Đế chế La Mã diệt vong chính thức diệt vong từ đây.

Ý nghĩa sự diệt vong của đế quốc La Mã

Đế chế Tây La Mã sụp đổ vào năm 476, sự diệt vong này đã đánh dấu chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, mở ra mộ thời kỳ mới, chế độ mới, đó là chế độ phong kiến ở Tây Âu.

Xã hội Hy Lạp, La Mã là xã hội chiếm hữu nô lệ. Năm 676, đế quốc Tây La Mã diệt vong, sự kiện đó đánh dấu chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, từ đó, các vương quốc mới thành lập trên đất đai của Tây La Mã không duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ mà đi vào con đường phong kiến hoá. Hình thái kinh tế xã hội này có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địac chủ phong kiến và giai cấp nông dân.

Sau khi đế chế Tây La Mã tan rã, thành lập nhiều vương quốc mới trên vùng đất này như Ăng- glo xắc – xông, Phrang, Tây Gốt, Đông Gốt,.. Qua trình phong kiến hoá ở Tây Âu diễn ra tương đối tiêu biểu, đặc biệt là ở vương quốc Phrang. Từ thế kỉ VI – IX, chiến tranh vẫn tiếp tục tiếp diễn, vương quốc Phrang làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa. Sự ra đời của chế độ phong kiến mở ra sự ra đời của thành thị, đánh dấu một bước mới trong sự phát triển mạnh về kinh tế và các hình thái mới.