Bao nhiêu tuổi thì được đăng ký kết hôn?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nam bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn

Tuổi đăng ký kết hôn được quy định thế nào?

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình (viết tắt là Luật HN&GĐ) năm 2014 đang có hiệu lực về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Một trong số những điều kiện cần phải đáp ứng khi nam, nữ muốn đăng ký kết hôn là về tuổi kết hôn:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên…

Việc xác định “đủ 20 tuổi trở lên” và “đủ 18 tuổi trở lên” được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016:

– Nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên;

– Tuổi được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Nếu không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

  • Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh là tháng 01 của năm sinh đó;
  • Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày mùng 01 của tháng sinh đó.

Ví dụ: Chị B sinh ngày 10/01/1997, đến ngày 08/01/2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B mới bước sang tuổi 18 mà chưa đủ 18 tuổi nếu xét về ngày, tháng sinh (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10/01/2015).

Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015, người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trừ do bị bệnh tâm thần, tình trạng thể chất hoặc tinh thần hoặc nghiện ma túy… dẫn đến bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Khi đó, người đủ 18 tuổi là người có đầy đủ nhận thức, có thể tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, đã hoàn thiện về tâm sinh lý… Đồng thời, những người này cũng có thể tự mình chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, gia đình…

Riêng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, Điều 126 Luật HN&GĐ nêu rõ, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Nếu kết hôn thực hiện ở cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo điều kiện kết hôn của Việt Nam tại Luật HN&GĐ.

Do đó, nếu công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ở cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người Việt Nam và người nước ngoài đều phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi đã nêu ở trên.

Độ tuổi đăng ký kết hôn mới nhất là bao nhiêu? Độ tuổi đăng ký kết hôn mới nhất là bao nhiêu?(Ảnh minh họa)

Kết hôn khi chưa đủ tuổi, bị phạt thế nào?

Kết hôn khi chưa đủ tuổi hay còn gọi là tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn (theo khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ). Do đó, tảo hôn là khi một bên hoặc cả hai bên, nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên.

Đồng thời, theo quy định hiện nay, nam, nữ tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người nào tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.

Đặc biệt, nếu vẫn duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hiện nay, hành vi tảo hôn chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội tổ chức tảo hôn tại Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, mức phạt tù áp dụng với tội này là cải tạo không giam giữ đến 02 năm nếu:

– Tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn;

– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Chưa đủ tuổi kết hôn nhưng làm đám cưới có được không?

Theo quy định tại Điều 9 Luật HN&GĐ, việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý khi được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật HN&GĐ. Do đó, quan hệ hôn nhân chỉ hợp pháp khi thực hiện đăng ký kết hôn nên nếu chưa đủ tuổi mà làm đám cưới thì việc kết hôn đó sẽ không được pháp luật công nhận.

Thậm chí, sau khi tổ chức đám cưới mà chưa đủ tuổi, nếu có quan hệ tình dục hoặc giao cấu với người dưới 16 tuổi, tùy mức độ, tính chất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau đây:

  • Hiếp dâm người dưới 16 tuổi với mức phạt tù cao nhất là tử hình (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015);
  • Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù đến 07 năm (khoản 4 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015)…

Xem thêm…

Trên đây là quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định mới nhất. Nếu độc giả có gì thắc mắc về hôn nhân và gia đình, có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> 5 điều kiện nhất định phải đáp ứng khi muốn kết hôn