Nấm ngọc cẩu là 1 loại thực vật sống lâu năm thường ký sinh trên thân gỗ lớn nên sẽ được phát hiện ở các thân cây tán rộng. Mặc dù được gọi là nấm nhưng nấm ngọc cẩu thực sự không phải là một loại nấm chỉ là hình dạng cấu tạo có phần giống cây nấm nên được gọi tên như vậy.
1.1 Phân loại nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu có nhiều hình thái khác nhau nên được phân thành 2 nhóm chính dựa vào hình dáng bên ngoài và màu sắc của phần ruột nằm bên trong.
Bạn đang xem: Các tác dụng của nấm ngọc cẩu
- Đặc điểm hình dạng nhìn được qua mắt thường:
- Nấm thuộc giống cái: Nấm giống cái thường có thân bé nhưng bông to và ít hương thơm.
- Nấm thuốc giống đực: Nấm giống đực có chiều dài lớn hơn nấm cái thường chiều dài đó trong khoảng 10 – 15 cm. Khi quan sát từ ngoài màu sắc nấm đực thường là đỏ hoặc tím. Đặc biệt có thể phân biệt vì mùi hương phát ra từ nấm được nhiều hơn nấm cái.
- Màu sắc bên trong ruột nấm:
- Ruột có màu vàng: Phần ruột bên trong của nấm có màu vàng thường sẽ tỏa ra mùi thơm.
- Ruột có màu đỏ hay tím: nấm ruột màu đỏ hoặc hơi ngả sang màu tím có đường kính nhỏ hơn nấm ruột vàng
1.2 Vị trí sinh trưởng của nấm ngọc cẩu được phát hiện
Xem thêm : Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Trái Cây Gì Để Mau Chóng Hồi Phục?
Nấm ngọc cẩu thường phát triển ở vùng khí hậu ẩm. Đặc biệt là nấm ngọc cẩu có tuổi thọ lâu năm nên sẽ xuất hiện ở độ cao trên 1500 mét. Do vậy, nấm được tìm thấy ở những khu vực núi cao của việt Nam. Một số tỉnh thành được xác định có sự xuất hiện của nấm ngọc cẩu là:
- Ba Vì;
- Cao Bằng;
- Dãy Hoàng Liên Sơn;
- Hòa Bình;
- Lào Cai;
- Sa Pa;
- Sơn La;
- Tam Đảo;
- Yên Bái.
Ngoài những khu vực nêu trên, nấm ngọc cẩu còn xuất hiện ở một số vùng khác có đặc điểm khí hậu tương tự. Tuy nhiên, để sinh trưởng và nhân rộng thì điều kiện khí hậu môi trường ở những tỉnh thành được nêu là nơi được nhận định thuận lợi giúp nấm ngọc cẩu phát triển tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp