Nạo VA diễn ra như thế nào? Cần chú ý những gì trước – trong – sau phẫu thuật?

Nạo VA hiếm khi khiến trẻ đau đớn nhiều hoặc khó nuốt, trẻ có thể đi học trở lại sau khi nạo VA từ 1 đến 3 ngày.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật nạo VA và cách khắc phục:

  • Trẻ cảm thấy nôn và buồn nôn: do ảnh hưởng của thuốc gây mê nên cha mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng hoặc các loại nước ngay khi có thể, nếu không còn bị nôn có thể cho trẻ ăn thức ăn đặc. Cho trẻ uống nhiều nước tránh tình trạng mất nước sau mổ.
  • Liền vết thương: quá trình này diễn ra trong khoảng 10 ngày, chú ý không để bị nhiễm khuẩn trong quá trình này.
  • Đau: Trẻ nạo VA cảm thấy đau hoặc cứng ở cổ có do tư thế nằm khi phẫu thuật, có thể chườm ấm cho trẻ hoặc dùng thuốc giảm đau ( Paracetamol). Chú ý không cho trẻ uống thuốc khi bụng đói vì có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn hay nôn sau phẫu thuật.
  • Ngủ ngáy: có một số trẻ ngủ ngáy sau phẫu thuật, tình trạng này do phù nề vùng mổ và sẽ hết sau vài ngày.
  • Thay đổi giọng: Có thể bị biến giọng do thay đổi tạm thời kích thước và hình dáng khoang miệng sau phẫu thuật. Tình trạng này có thể tồn tại vài tuần tới vài tháng rồi trở về bình thường.
  • Sốt: Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc vừa, nếu sốt dưới 38,5 độ C không đáng lo ngại và không cần dùng thuốc, sốt sẽ tự hết. Nếu sốt cao trên 39 độ C không đáp ứng với paracetamol cha mẹ cần liên hệ tới bác sĩ.
  • Hơi thở có mùi: do quá trình liền vết thương tại vùng phẫu thuật, hiện tượng này không có gì đáng lo ngại sẽ tự mất đi sau vài tuần. Giữ vệ sinh vùng răng miệng đúng cách, súc miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, uống nhiều nước.
  • Chảy máu: hiện tượng này khá hiếm gặp nhưng có thể xuất hiện trong vòng 14 ngày sau mổ, tình trạng chảy máu ít và có thể tự cầm thì không đáng lo ngại, nhưng nếu tình trạng chảy máu xảy ra nhiều và không cầm được cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi.

Ngoài ra một số lưu ý khác:

  • Trẻ không được súc họng, có thể đánh răng và súc miệng.