Nấu cơm bao nhiêu phút thì chín đều? 3 Điểm cần nhớ

Nấu cơm bao nhiêu phút có thể không biết nhưng phải biết cách làm nhanh mà vẫn ngon. Không phải ai cũng khéo tay hay làm và thành công nấu cơm dẻo ngay lần đầu. Hơn nữa, việc điều nhiệt ra sao, ủ bao lâu mới chín cũng cần kiến thức về dụng cụ bếp.

1. Nấu cơm bao nhiêu phút thì cơm chín, dẻo ngon?

Không có con số nào chính xác để trả lời được quy trình nấu cơm hết bao nhiêu phút mới hoàn thiện. Thông thường, các cánh nấu thì thời gian cơm chín khoảng 35-40”. Vì độ chín cơm đạt sự mềm dẻo, nước sôi nhanh hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

nấu cơm bao nhiêu phút thì chín

1.1 Tùy theo đặc tính của gạo nấu cơm

Nếu gạo hút nước nhanh, nước cạn sớm thì thời gian nấu cũng trở lên nhanh hơn và ngược lại. Có những loại gạo tại tốn cả tiếng nấu mới chín. Ví dụ như gạo lứt – Phải ngâm lâu đã đành, khi nấu còn phải bật chỉnh nhiệt 2 lần mới cho hạt gạo dẻo, thơm.

1.2 Tùy theo loại công cụ, bếp nấu

Nồi tạo nhiều hơi thường chín cơm nhanh hơn so với chiếc không có áp suất lớn. Cụ thể: Dùng bếp củi mà nấu bằng nồi gang, thường không nhanh bằng dùng nồi áp suất.

Hay các dòng nồi điện cũng vậy, có nồi tạo hơi ít, nồi đẩy hơi nhiều. Thời gian nước sôi cũng nhanh hơn nếu nhiều hơi nước, tất nhiên giá chiếc nồi đó cũng đắt hơn.

Nếu xét về phương pháp nấu thì có bảng so sánh như sau: Tủ cơm < Nồi cơm điện < Bếp gas < Bếp đun củi. Trong đó, dùng bếp củi sẽ tốn nhiều thời gian chờ cơm chín nhất, công đoạn cũng rườm rà.

cơm chín bao lâu phụ thuộc vào nồi nấu

1.3 Tùy theo nhiệt độ được điều chỉnh

Nếu người nấu không duy trì được mức nhiệt ổn định thì cơm rất lâu chín. Đó là lý do khiến nồi cơm điện hay tủ hấp được ưa chuộng hơn.

Vì cả 2 thiết bị này đều duy trì được nền nhiệt ổn định theo đúng quy trình. Khi đun sôi thì chỉnh nhiệt lớn, khi giữ ấm công suất sẽ giảm, nhiệt giảm theo.

➥➥➥ XEM NGAY: Cách nấu cơm yến mạch

2. Hướng dẫn cách nấu cơm nhanh, chuẩn ngon, đơn giản nhất

2.1 Bằng bếp củi

Đúng là điện máy ngày càng hiện đại hơn nhưng bếp củi chưa hề thất truyền đâu nhé. Vẫn có nhiều nơi đun củi, rơm, than,… để nấu ăn, sinh hoạt bếp núc hằng ngày.

nấu cơm bằng bếp củi

  • B1: Sau khi đã thổi lửa chỉ cần đặt 1 nồi nước lên bếp, đun tới khi sôi.
  • B2: Trước đó cần vo gạo bằng rổ (loại đan mau để gạo không bị rơi ra ngoài). Thấy nước sôi thì đổ gạo vào nồi, đậy lại chờ 10-12”.
  • B3: Chắt bớt nước trong nồi để lộ rõ hạt gạo hơn. Tiếp tục đưa lên bếp và giảm nhiệt nhỏ lại. Om vung thêm 5-7” nữa thì dùng đũa đảo cơm thật đều.
  • B4: Ăn thử, thấy cơm chín thì đưa nồi ra ngoài, ủ vào bằng chăn bông dày cho cơm dẻo hơn.

2.2 Bằng bếp gas

Bếp gas thì tân tiến hơn bếp củi trong khoản không cần mồi lửa hay nhóm than cực nhọc. Quy trình nấu vẫn tương tự như trên nhưng được giản lược đôi chút. Do đó, thời gian nấu cơm bằng bếp gas cũng cần 5-10”, khoảng 40” cơm chín đều, ngon.

nấu cơm chín bằng bếp gas

  • B1: Vo sạch gạo nhưng không bóp gạo gây vỡ hạt.
  • B2: Đổ 1 lượng nước vừa phải rồi đặt nồi lên bếp. Mở nắp đun tới khi sôi thì giảm nhiệt mức trung bình. Đợi 10-15” cho gạo nở, ngậm nước thì mở nồi, dùng muôi gạn bớt nước bên trong.
  • B3: Sau khi chắt nước chỉ cần đun nhỏ lửa thêm 10” cho cơm chín. Nhớ đảo 1-2 lần để nhiệt tỏa đều các hạt gao.

2.3 Bằng nồi cơm điện

Quá trình chuẩn bị để nấu bằng nồi cơm điện chỉ tốn 2-3” thôi, tổng thời gian nấu ~ 30-40” tùy loại nồi. Với thiết bị này, cần dắt túi kinh nghiệm đong nước cho thật chuẩn xác. Vậy là có mẻ cơm ngon mà không cần gạn hay chắt nước.

nấu cơm bằng nồi cơm điện

  • B1: Gột gạo bằng nước mát khoảng 2-3 lần cho sạch bụi bẩn bám bên ngoài. Căn mực nước cho chuẩn và nhớ lau khô nước dưới đáy, thành nồi đi nhé.
  • B2: Đậy kín nắp, set độ Cook, nồi sẽ hiển thị thời gian mặc định để hoàn tất quá trình. Chỉ cần chờ tiếng báo hiệu cơm chín là có thể ăn ngay được rồi.

2.4 Bằng tủ cơm công nghiệp

Tủ hấp cơm đa năng chính là “con cưng” của nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn,… hiện nay. Thay vì nấu 1-2 bát gạo như ở nhà thì thiết bị nấu được tối thiểu 16kg gạo/40′. Tủ được sản xuất vô số mẫu mã với các dòng từ 10kg – 100kg.

nấu cơm bằng tủ hấp cơm công nghiệp

  • B1: Cấp nước vào ngăn trữ nước của tủ trước, mở van đến khi nước chạm phao sẽ tự động ngắt.
  • B2: Chỉnh mức nhiệt cao nhất, đóng tủ lại và chờ hơi nước bay lên (~10-15” – tùy lượng nước).
  • B3: Trong thời gian đó thì vo gạo + đong nước đổ đầy các khay thực phẩm. Khi đã thấy hơi nước (không cần nước sôi) thì cho các khay cơm vào đúng rãnh.
  • B4: Chốt cửa lại, chỉnh nhiệt độ và chờ cơm chín là xong. Khi lấy cơm cần chờ thêm 5-10” cho hơi nước tản bớt, xả van khí để đảm bảo an toàn.

3. Bí quyết nấu cơm nhanh chín, ngon, nở đều cho người mới

đong nước nấu cơm chuẩn

  • Đong đủ lượng nước cần thiết: Đủ nước thì gạo mới đạt độ chín lý tưởng, mềm dẻo, không bị khô hay nát. Mẹo đo mực nước trước giờ vẫn luôn là 1 lóng tay nhưng thực tế không phải 100% đều vậy. Vì có loại gạo hút nhiều nước, loại lại cần ít hơn. Nên rút kinh nghiệm sau lần đầu cắm nếu độ chín chưa đạt yêu cầu nhé.
  • Chọn nồi nấu, thiết bị nấu phù hợp: Có thể thấy dụng cụ nấu cơm có sức tác động rất lớn, cần chọn thiết bị tương tích. Nấu lượng gạo lớn càng phải chú ý tới cách thức sao cho tiết kiệm thời gian. Ví dụ: Nấu cơm gia đình ăn 3-4 người thì chỉ cần nồi cơm điện là 1.5-2 lít là đủ. Nhưng nấu ăn tiệc, cơm cho đám cưới, cần fill liên tục thỉ tủ hấp cơm là lựa chọn tối ưu nhất.

Nấu cơm bao nhiêu phút không còn là điều đáng lo ngại nếu có công cụ chuyên dụng hỗ trợ. Chỉ cần chú ý nếu dùng bếp gas, hay than củi,… phải căn chỉnh thời gian, đảo cơm hợp lý.