Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói, để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, bởi dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Không xây dựng được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ không có chủ nghĩa xã hội. Vậy Dân chủ XHCN là gì? (cập nhật 2022). Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Dân chủ XHCN là gì? (cập nhật 2022)
1. Dân chủ XHCN là gì?
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là Chế độ dân chủ đã được xác lập ở các nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên lĩnh vực chính trị xã hội, quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân và các đoàn thể quần chúng ngày càng được mở rộng về phạm vi, về độ sâu và phong phú đa dạng về các hình thức. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của xã hội loài người tiến bộ trong tương lai.
2. Đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Xem thêm : Năng suất lao động là gì? Tầm quan trọng của đo lường năng suất lao động
Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân sẽ không ngừng được được mở rộng trong tất cả lĩnh vực hoạt động của xã hội, nhà nước mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế. Thông qua hệ thống cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội và tổ chức chính trị, chính trị – xã hội với sự tham gia tích cực của đông đảo quần chúng nhận dân lao động vào các hoạt động chính trị hàng ngày
Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, tạo các điều kiện thuận lợi để thực hiện triệt để dân chủ, công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nữ và nam, văn minh, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi công dân mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc
Từ đó, tạo ra cơ hội cho mọi người dân hạnh phúc thông qua việc khẳng định và thừa kế những quyền dân chủ đó một cách chính thức trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó đặt ra những bảo đảm vật chất và tinh thần để thực hiện các quyền đó và không ngừng mở rộng các quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, luôn đề cao trách nhiệm cá nhân đối với Nhà nước và xã hội cũng như phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân lao động.
3. Chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị xã hội, lại là khát vọng muôn thuở của con người, dân chủ đã xuất hiện từ xa xưa. Thời Hy Lạp cổ đại đã dùng từ Demokratina có nghĩa là dân chủ, quyền lực của nhân dân. Dân chủ là một phàm trù lịch sử, biến đổi và phát triển không ngừng cả về nhận thức và thực hành trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, dân chủ là một phương tiện tất yếu để con người đạt tới tự do, giải phóng toàn diện những năng lực vốn có của mỗi cá nhân, tức quyền con người được bảo đảm và thực hiện đầy đủ; để khi ấy, con người sẽ từ “vương quốc tất yếu” sang “vương quốc tự do”. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin thường sử dụng khái niệm dân chủ trên nhiều phương diện khác nhau của xã hội. Khái niệm dân chủ như một hình thức nhà nước hay một chính thể dân chủ; dân chủ là vấn đề quyền lợi của nhân dân theo nghĩa rộng; dân chủ là nguyên tắc trong quản lý – tổ chức; dân chủ là khái niệm về tư tưởng, tinh thần dân chủ.
Xem thêm : Vì sao dân số Việt Nam được dự báo càng ngày càng giảm?
Với quan niệm dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ, Hồ Chí Minh không chỉ đặt nhân dân lên vị thế chủ thể xã hội, mà còn nói rõ mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa vị thế chủ thể xã hội của nhân dân với hành động làm chủ xã hội của nhân dân. Người khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”, là lợi ích thiết thực của nhân dân, là động lực thúc đẩy nhân dân hành động vì đất nước, vì dân tộc. Với Hồ Chí Minh, dân chủ là động lực không chỉ cho những thành công của cách mạng giải phóng dân tộc, mà cả cho những thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, qua gần một thế kỷ lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thành công trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, được toàn thể nhân dân tin tưởng. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền là một lẽ đương nhiên. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Việt Nam không có tam quyền phân lập mà có sự thống nhất, phân công và phối hợp kiểm soát giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền vì Hiến pháp và pháp luật là tối thượng. Cơ chế vận hành thể chế chính trị của Việt Nam dựa trên nền tảng thống nhất giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Việt Nam chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức là nền dân chủ mà ở đó tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân; pháp luật của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng; là hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm toàn bộ các quyền của con người, quyền của công dân như quyền tự do cá nhân, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền nhà ở, nghỉ ngơi, học hành… Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Cốt lõi của dân chủ xã hội chủ nghĩa là khẳng định quyền lực của nhân dân, là giải quyết mối quan hệ giữa quyền và lợi ích, quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Dân chủ XHCN là gì? (cập nhật 2022) dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Dân chủ XHCN là gì? (cập nhật 2022), quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin bên dưới đây:
- Hotline: 19003330
- Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp