Bên cạnh thắc mắc “uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không” thì việc chọn loại sữa phù hợp cũng rất quan trọng. Khi chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm đến lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày, dựa vào đó sẽ lựa chọn được sản phẩm với khẩu phần thích hợp nhất.
Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân đái tháo đường chọn mua sữa không đường, sản phẩm có chứa chất béo không bão hoà đơn, đa thành phần bởi vì chúng hấp thụ ít lượng cholesterol không có lợi đối với cơ thể. Ngược lại, sữa có đường, nhiều chất béo bão hoà được cho là làm xấu đi đáng kể tình trạng bệnh tiểu đường.
Bạn đang xem: Uống sữa tươi không đường có tăng đường huyết không?
Đặc biệt bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sữa đã được dán nhãn dinh dưỡng rõ ràng. Đây chính là cơ sở để tính toán lượng carbohydrate cơ thể đã hấp thu và xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày thật hợp lý. Bên cạnh đó, trên nhãn dinh dưỡng còn cung cấp đầy đủ thông tin về lượng đường, chất béo để người dùng tham khảo. Hiện nay, sữa cho bệnh nhân tiểu đường được ưa dùng nhất là sữa tươi nguyên chất, các dòng sữa tách béo, sữa hạnh nhân không đường hoặc sữa đậu nành không đường.
3. Một số lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi uống sữa
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống sữa tươi không đường hàng ngày. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý mà người bệnh cần phải thực hiện gồm:
- Tính toán lượng carbohydrate hàng ngày: carbohydrate là dưỡng chất con người sử dụng hàng ngày, được ưu tiên chuyển hoá thành glucose nuôi sống các tế bào. Chính vì vậy nếu lượng carbs đưa vào quá nhiều có thể dẫn tới đường huyết tăng cao. Người bệnh tiểu đường cần tính lượng carbs đưa vào cơ thể thông qua sữa để có thể kiểm soát chỉ số này
- Chọn thời điểm uống sữa thích hợp: vì sữa đã bao gồm carbohydrate, chất béo và chất đạm nên nếu uống sữa trong ngày cần điều chỉnh là khẩu phần trong bữa ăn. Khi uống 1 hộp sữa bắt buộc phải giảm khẩu phần cơm, bún, miến trong ngày. Ngoài ra, mọi người cũng có thể chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ trong ngày và kết hợp uống sữa vào các bữa phụ. Bệnh nhân nên chủ động đo đường huyết thường xuyên sau ăn 1-2h để kịp điều chỉnh khẩu phần ăn trong ngày.
- Ngưng uống sữa ngay khi cơ thể có các phản ứng bất lợi: Để sử dụng sản phẩm sữa tươi không đường hiệu quả và an toàn, người bệnh tiểu đường cần thận trọng. Trong 3 ngày đầu chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải và lắng nghe các phản ứng của cơ thể, nếu gặp các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, dị ứng, mẩn ngứa,… thì cần ngưng sử dụng ngay và hỏi ý kiến của bác sĩ về các vấn đề gặp phải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp