Theo chuyên trang y tế WebMD, tình huống côn trùng nhỏ chui lọt vào tai thường gặp nhất là khi nạn nhân đang ngủ và gây ra nhiều phản ứng khó chịu.
Nếu côn trùng còn sống, chúng thường sẽ cố chui ra bằng cách bay hoặc bò quanh tai của bạn. Lúc này, bạn có thể nghe tiếng vo ve hoặc cảm nhận được cảm giác có thứ đang di chuyển xung quanh trong tai.
Bạn đang xem: Cách xử lý khi côn trùng chui vào tai
Xem thêm : GIẢI ĐÁP: QUẦN SIZE M TƯƠNG ỨNG SIZE BAO NHIÊU?
Một số loài như bọ hoặc rệp giường có thể sẽ chích hoặc cắn bạn khi chúng cố thoát ra. Những vết cắn hoặc đốt này có thể gây ra cảm giác đau và ngứa.
Còn đối với côn trùng đã chết, chúng sẽ không gây khó chịu như khi còn sống. Tuy nhiên, xác của côn trùng cũng có thể gây nghẹt ống tai, làm giảm khả năng nghe của bạn.
Cũng đã có trường hợp côn trùng kẹt vào ống tai nhưng không gây đau, nạn nhân chỉ cảm thấy ù tai, nghe không rõ mà không phát hiện được nguyên nhân.
Xem thêm : Các cách bảo quản sầu riêng tươi lâu, dễ thực hiện
Vậy nên, cách tốt nhất để tránh tình trạng xác côn trùng bị kẹt trong tai là hãy vệ sinh tai đúng cách và thường xuyên trong khi tắm. Nếu cảm thấy ù tai, đau tai liên tục trong 24 tiếng thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ.
Còn đối với trường hợp côn trùng còn sống bất ngờ chui vào tai, bạn nên giữ bình tĩnh để có phản xạ phù hợp. Cụ thể, hãy thử lắc và nghiêng đầu sang một bên. Côn trùng có thể bay hoặc bò ra ngoài nhờ những chuyển động này.
Đồng thời, tuyệt đối không nên đánh vào đầu hoặc tai của bạn vì hành động này có thể khiến lũ bọ hoảng loạn và chui sâu hơn vào tai. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng tăm bông để ngoáy bởi nó cũng có thể đẩy côn trùng chui vào sâu hơn, gây nguy hiểm cho tai giữa và màng nhĩ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp