Sau khi đọc
- Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 5 (có đáp án): Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
- Những câu ca dao tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác
- Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
- Hướng dẫn tra cứu thông tin thuê bao Viettel nhanh chóng, dễ thực hiện trên điện thoại và máy tính
Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Bạn đang xem: Soạn bài Thần Trụ Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo – chi tiết
Đề bài: Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện.
Xem thêm : Cách tính phần trăm (%) đúng chuẩn mà bạn không thể bỏ lỡ
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ toàn bộ văn bản.
– Tìm các chi tiết về không gian, thời gian trong truyện.
Lời giải chi tiết:
– Yếu tố về không gian trong truyện: trời và đất.
– Yếu tố về thời gian trong truyện: “thuở ấy” → chưa có thời gian cụ thể trong truyện.
Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?
Phương pháp giải:
– Đọc lại lý thuyết ở phần Tri thức Ngữ văn.
– Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại bao gồm:
– Không gian: trời và đất → không gian vũ trụ, không thể hiện một địa điểm cụ thể.
– Thời gian: “thuở ấy” → thời gian mang tính chất cổ xưa, không rõ ràng.
– Cốt truyện: xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.
– Nhân vật: thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạo ra thế giới.
Xem thêm : Nội dung chính bài Sang thu
Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.
Xem thêm : Cách tính phần trăm (%) đúng chuẩn mà bạn không thể bỏ lỡ
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
– Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời:
+ Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời.
+ Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy → vòm trời được đẩy lên cao.
+ Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi → tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao à mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.
+ Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột → biển rộng.
– Nhận xét về đặc điểm của nhân vật này: thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất.
Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.
Xem thêm : Cách tính phần trăm (%) đúng chuẩn mà bạn không thể bỏ lỡ
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản à rút ra nội dung bao quát.
Lời giải chi tiết:
Nội dung bao quát của truyện Thần trụ trời.
Truyện Thần Trụ trời thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên (thần thoại suy nguyên). Cụ thể ở đây, câu chuyện đã cho người đọc thấy được quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác.
Câu 5: (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?
Xem thêm : Cách tính phần trăm (%) đúng chuẩn mà bạn không thể bỏ lỡ
Phương pháp giải:
– Tóm tắt quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong truyện.
– So sánh cách giải thích trong truyện với cách giải thích một hiện tượng nào đó trong ngày nay.
Lời giải chi tiết:
– Nhận xét cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian:
Đây là cách giải thích về thế giới của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng, chưa có đầy đủ căn cứ, chưa được xác minh về độ chính xác và còn mang yếu tố hư cấu.
– Ngày nay, cách giải thích ấy không còn phù hợp. Vì xã hội bây giờ đã hiện đại và khoa học phát triển, có đủ nguồn thông tin, cách minh chứng khoa học nên khi giải thích bất kì một hiện tượng nào cũng luôn yêu cầu, đòi hỏi độ chính xác cao, có căn cứ rõ ràng, xác thực. Như vậy, thông tin ấy mới có thể thuyết phục được mọi người.
Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, …” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
Xem thêm : Cách tính phần trăm (%) đúng chuẩn mà bạn không thể bỏ lỡ
Phương pháp giải:
– Đọc lại câu văn “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, …” trong văn bản (đoạn văn 3, trang 13).
– Đưa ra sự so sánh để tìm ra truyền thuyết có nội dung tương tự câu văn.
Lời giải chi tiết:
– Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, …” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.
– Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:
Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
– Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
+ Đều có tính hư cấu.
+ Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.
+ Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp