Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhưng tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 vẫn còn nguyên giá trị đối với lịch sử tiến bộ của nhân loại. Kỷ niệm 106 năm Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (07/11/1917) là dịp để hiểu sâu sắc hơn về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử, sức sống mãnh liệt và giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Cách chỉnh tiếng Việt trên máy tính Win 7, Win 10 siêu nhanh
- Công dụng của trứng vịt lộn
- Học bằng lái xe B2 hết bao nhiêu tiền 2023? Chi phí học bằng B2 trọn gói cho khóa học khoảng 16.000.000 đồng
- 1987 bao nhiêu tuổi? mệnh gì, tuổi con gì, cung gì?
- Thực vật hạt trần là gì? Đặc điểm cấu tạo của thực vật hạt trần
Đầu thế kỷ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Nicôlai II. Đây là chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu lúc bấy giờ. Không những thế, Nga hoàng còn đẩy nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất nước.
Bạn đang xem: Tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam
Về kinh tế, Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa (CNTB) phát triển trung bình, CNTB Nga phát triển muộn hơn các nước khác, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp, nước Nga được xem là “khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNTB”. Sau 03 năm theo đuổi chiến tranh thế giới, đầu 1917, nền kinh tế Nga hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói diễn ra ngày càng trầm trọng.
Về xã hội, đời sống của nông dân, công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trong nước Nga vô cùng cực khổ, nước Nga được ví như “nhà tù của các dân tộc”. Từ đó, phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi. Nước Nga chứa đựng nhiều mâu thuẫn xã hội như: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng, giữa các tầng lớp lao động với quý tộc và tư sản, giữa nước Nga với các nước đế quốc,… trong đó, mâu thuẫn càng trở nên gay gắt ở Nga chính là mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình Nga hoàng.
Trước tình hình đó, Đảng Bônsêvích thành lập năm 1903 do VI.Lênin lãnh đạo đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn và bãi công tập thể để lật đổ chế độ Nga hoàng thối nát. Ngày 23/2/1917 theo lịch nước Nga [1] (tức ngày 08/3/1917 theo dương lịch), nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ, 90.000 nữ công nhân ở thủ đô Petrograd (Pêtrôgrát) tiến hành biểu tình, mở đầu cho cách mạng. Ngày 25/02/1917 (tức ngày 10/3/1917), Đảng Bônsêvích quyết định chuyển sang tổng bãi công chính trị ở thủ đô, các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra. Ngày 26/02/1917 (tức ngày 11/3/1917), theo lời kêu gọi của Đảng Bônsêvích, công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Công nhân còn kêu gọi binh lính đứng về cách mạng lật đổ Nga hoàng. Đến buổi chiều cùng ngày, nhiều nơi quân đội đã đứng về phía nhân dân, tấn công lực lượng cảnh sát của Nga hoàng.
Xem thêm : [QUY ĐỊNH MỚI NHẤT] Mang sổ hộ khẩu có đi được máy bay không?
Ngày 27/02/1917 (tức ngày 12/3/1917), cuộc khởi nghĩa lan ra khắp nơi ở thủ đô. Triều đình Nga hoàng phải huy động 60.000 binh lính đàn áp phong trào. Tuy nhiên, binh lính được nhân dân vận động đã bắn vào cảnh sát, bắt các nhân vật quan trọng của triều đình, buộc Nga hoàng Nicôlai II thoái vị. Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ. Nga trở thành nước cộng hòa. Từ đó, các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập. Đến tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô viết. Cách mạng tháng Hai (1917) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tuy nhiên, trong thời gian này, giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời. Từ đó, dẫn đến cục diện ở nước Nga đã xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại với mục tiêu, đường lối chính trị khác nhau: Chính phủ tư sản lâm thời (tư sản) và các Xô Viết (vô sản). Cục diện chính trị này không thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội, có mục tiêu, đường lối chính trị khác nhau nên không thể cùng song song tồn tại. Trước tình hình đó, V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích đã đề ra Luận cương chính trị tháng Tư xác định cách mạng Nga lúc này là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ chính là lật đổ chính quyền tư sản lâm thời, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, đồng thời, V.I.Lênin đã vạch trần bộ mặt thật của Chính quyền tư sản lâm thời và chỉ rõ mục tiêu chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN nhằm lật đổ Chính quyền tư sản lâm thời. Tháng 7/1917, trước cuộc đấu tranh, biểu tình hòa bình của phong trào công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động ở Nga diễn ra sôi nổi, Chính quyền tư sản lâm thời đã đàn áp đãm máu phong trào, lộ nguyên hình phản lại lợi ích của đa số nhân dân Nga, làm cho phong trào đấu tranh càng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt. Đến đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước, V.I.Lênin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Đêm 24/10/1917 (tức ngày 06/11/1917), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, các đơn vị Cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô Pê-trô-grát và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ lâm thời tư sản.
Ngày 25/10/1917 (tức ngày 07/11/1917), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga, đứng đầu là lãnh tụ V.I.Lênin đã tấn công cung điện Mùa Đông ở Petrograd (nay là thành phố Sankt Peterburg), bắt giữ toàn bộ các thành viên của chính phủ tư sản, khởi nghĩa ở Pêtrôgrát giành thắng lợi, Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ. Chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Ngay trong đêm thắng lợi đầu tiên của Cách mạng Tháng Mười (25/10/1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II đã thông qua “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”, tuyên bố nước Nga Xô viết rút khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thức nhất và đề nghị các nước tham chiến nhanh chóng chấm dứt các hoạt động quân sự, tiến hành đàm phán để đi tới ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng. Đây là hai sắc lệnh lịch sử, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng tha thiết, cấp bách của các tầng lớp nhân dân Nga, vì vậy, các tầng lớp nhân dân Nga đã kiên quyết đứng lên đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ thành quả cách mạng. Cuộc Cách mạng đã nhanh chóng lan ra toàn nước Nga, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mátxcơva và nhiều nơi khác. Nhân dân đã sử dụng bạo lực cách mạng, nổi dậy đánh đổ ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, đập tan bộ máy Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay công nông, thành lập nhà nước Xô Viết, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành được thắng lợi rực rỡ.
Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa và giá trị vô cùng vĩ đại vì đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga; công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Cách mạng Tháng Mười đã đi vào lịch sử nhân loại như là một sự kiện vĩ đại nhất, có tiếng vang và tầm ảnh hưởng sâu sắc, làm rung chuyển cả thế giới và làm thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời nhà nước XHCN đầu tiên của hình thái kinh tế – xã hội chủ nghĩa cộng sản được xác lập giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, góp phần cổ vũ và thúc đẩy phong trào cách mạng, giải phóng dân tộc thế giới phát triển mạnh mẽ. Đúng như V.I.Lênin khẳng định: “Cái ngày vĩ đại ấy càng cách xa chúng ta, thì ý nghĩa của cuộc cách mạng vô sản ở Nga càng trở nên rõ rệt, chúng ta càng suy nghĩ sâu về toàn bộ kinh nghiệm thực tiễn công tác của chúng ta” [2], để thấy rõ hơn ý nghĩa, giá trị và tầm vóc của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với việc khai mở con đường thực hiện tiến bộ xã hội, đưa các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trở thành chủ nhân xây dựng cuộc sống mới: Hòa bình, độc lập, ấm no, tự do, hạnh phúc.
Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội duy nhất trong lịch sử thực hiện được mục tiêu: Giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và tiến tới giải phóng toàn nhân loại. Nhờ đó, con người được sống với đúng nghĩa là “con người”, phẩm giá, lương tri, danh dự, công bằng và lẽ phải được tôn trọng; hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc đã được tìm thấy giá trị đích thực; tài năng sáng tạo của con người được thừa nhận và phát huy. Vì thế, chỉ trong vòng vài thập kỷ xây dựng CNXH, Liên Xô đã trở thành thành trì vững chắc của phong trào cách mạng thế giới, cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ vô điều kiện để nhiều nước tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên CNXH; là xung lực cách mạng mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển; đưa giai cấp công nhân vững tin bước lên vũ đài chính trị, tạo nên thời kỳ “bão táp cách mạng” phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Xem thêm : Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại trình độ chuyên môn
Sinh thời, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người hoàn toàn tin tưởng và đi theo cách mạng Tháng Mười Nga. Người viết: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Đây là một minh chứng cho thấy: Loài người từ bỏ CNTB tiến lên CNXH là một tất yếu khách quan, một thực tế lịch sử không thể đảo ngược. CNTB không còn là tương lai của loài người. Độc lập dân tộc và CNXH mới là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam là minh chứng sinh động, đầy sức thuyết phục về sức sống mãnh liệt của cách mạng Tháng Mười Nga. Giá trị và những bài học từ cách mạng Tháng Mười Nga đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng thành công ở Việt Nam. Cách mạng Tháng Mười Nga có mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Điểm tương đồng giữa hai cuộc cách mạng là đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bài học về thành lập và kiên trì tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích đã được Nguyễn Ái Quốc vận dụng khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930; đều sử dụng bạo lực quần chúng và nghệ thuật chớp thời cơ, điều này được cả V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chi Minh vận dụng thành công, khi chớp thời cơ (ở nước Nga thời cơ đến là khi Chính phủ tư sản lộ nguyên hình bản chất phản động khi đàn áp đẫm máu nhân dân ở đầu tháng 10/1917, còn ở Việt Nam thời cơ xuất hiện là khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện 15/8/1945), lãnh đạo nhân dân sử dụng bạo lực để khởi nghĩa vũ trang, giành chính quyền thắng lợi; đều thực hiện liên minh công nông, coi chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa là trung tâm để sẳn sàng khởi nghĩa; đều phải giải quyết khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc” sau cách mạng, bởi các thế lực “thù trong giặc ngoài”, ở nước Nga là 14 đế quốc và bọn phản động Bạch vệ trong nước tấn công hòng bóp chế nước Cộng hòa Xô Viết còn non trẻ, ở Việt Nam là các thế lực thù địch “đông và mạnh” như từ vĩ tuyến 16 ra Bắc là 20 vạn quân Tưởng, theo sau là bọn Việt Quốc, Việt Cách,… từ vĩ tuyến 16 vào Nam là 10.000 quân đội Anh, theo sau là thực dân Pháp và bọn tay sai, cố tình xâm lược Việt Nam một lần nữa; đều bị bao vây, cấm vận, bị cô lập nên phải ra sức bảo vệ và xây dựng Nhà nước mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội từ những hậu quả của chế độ phong kiến, thực dân để lại; đều tiến hành cải cách, đổi mới để chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách “Kinh tế mới” (NEP) năm 1922, ở Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới năm 1986,…
Có thể khẳng định rằng: Tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga là trường tồn. Đối với nhân loại, học thuyết Mác-Lênin chỉ có một và Cách mạng Tháng Mười Nga cũng chỉ có một. Vì vậy, trong suốt những năm qua, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; luôn kế thừa, giương cao ngọn cờ của Cách mạng Tháng Mười Nga, đó vừa là trách nhiệm, vừa là hành trang quý báu để Việt Nam vững tin giành nhiều thành tựu trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu rộng hiện nay.
Lãnh tụ Vladimir Ilyich Lênin phát biểu trước người dân tại Petrograd năm 1917 (Ảnh tư liệu)
Lê Văn Sơn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp