Hiện nay, tại các cùng biên giới, vùng núi thì không khó để bắt gặp trường hợp người dân dùng quả anh túc, cây cần sa,… để ngâm rượu, có loại ngâm tươi, ngâm khô. Việc ngâm rượu cần sa ngày càng trở nên phổ biến là do người dân cho rằng cây cần sa có chứa nhiều hoạt động có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp đột ngột, an thần, tạo hưng phấn, kích thích,…. vậy xét dưới góc độ pháp luật, Ngâm rượu cần sa có bị phạt không? Uống rượu ngâm cần sa có vi phạm pháp luật? Trồng cần sa ngâm rượu để bán có bị truy cứu hình sự? Sau đây, Luật sư Hồ Chí Minh sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.
- Mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không?
- Những Ngôi sao xa xôi – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
- Minoxidil 2% vs 5%: Is High Strength Minoxidil More Effective?
- Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 24 (có đáp án 2024): Địa lí ngành nông nghiệp – Kết nối tri thức
- Mất hộ chiếu xin cấp lại có bị phạt không?
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 222/QĐ-BHXH
Uống rượu ngâm cần sa có vi phạm pháp luật?
Cây cần sa thường được mọi người gọi với cái tên như cỏ, pin, cần (tên khoa học là Cannabis Sativa). Cây cần sa thường được trồng ở nơi có nhiệt độ cao, để chế tạo cần sa thảo mộc, cần sa tinh dầu và cần sa nhựa. Cây cần sa thường được mọi người gọi với cái tên như cỏ, pin, cần (tên khoa học là Cannabis Sativa). Cây cần sa thường được trồng ở nơi có nhiệt độ cao, để chế tạo cần sa thảo mộc, cần sa tinh dầu và cần sa nhựa.
Bạn đang xem: Ngâm rượu cần sa có bị phạt không?
Đối với các trường hợp dùng quả anh túc, cây cần sa để ngâm rượu đối với liều lượng ngâm và theo lượng quả anh túc, cây cần sa ngâm trong rượu có nguy cơ tương tự như khi dùng ma túy do đó người uống rượu ngâm có nguy cơ nghiện ma túy.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
– Đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Đối với một trong những hành vi sau đây thì phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Vận chuyển, tàng trữ trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Vận chuyển, tàng trữ mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
+ Sản xuất, vận chuyển, tàng trữ hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
– Đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Đối với một trong những hành vi sau đây, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
+ Giúp sức, môi giới hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
Xem thêm : Địa chỉ kho 20 HNI Hoàn Kiếm ở đâu? Sau bao lâu thì nhận được hàng?
+ Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, kinh doanh trò chơi điện tử, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;
Như vậy, đối với người nào có hành vi uống rượu ngâm quả anh túc, rượu ngâm cây cần sa khi kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì theo quy định của pháp luật thì sẽ bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với các trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền giám định trong rượu ngâm quả anh túc, ngâm cần sa có chứa chất ma túy thì người có hành vi tàng trữ loại rượu này có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng về hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Ngâm rượu cần sa có bị phạt không?
Cây cần sa có tính gây nghiện, khi sử dụng cây cần sa con người sẽ bị thay đổi tâm lý đột ngột, có hành động mất kiểm soát, ảo giác, mệt mỏi, thường xuyên gặp ác mộng, người sử dụng cần sa thì có cơ thể gầy gò, ốm yếu, rối loạn hệ thần kinh trung ương,… Ngâm rượu cần sa có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác. Tùy theo lượng cây cần sa ngâm trong rượu; liều lượng rượu ngâm sử dụng; thì người sử dụng có nguy cơ nghiện ma túy càng cao. Người ngâm rượu cần sa có thể bị xử phạt với một số lỗi như sau:
Lỗi sử dụng trái phép chất ma túy
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; quy định như sau:
Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng; chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy; nếu người nào có hành vi uống rượu ngâm cây cần sa; và kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì sẽ bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Lỗi tàng trữ trái phép chất ma túy
Hơn nữa; nếu cơ quan có thẩm quyền giám định trong rượu ngâm cần sa có chứa chất ma túy; người có hành vi tàng trữ loại rượu này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ trái pháp chất ma tuý; với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thậm chí tùy theo số lượng; hàm lượng ma túy có trong rượu; còn thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; theo Điều 249 Bộ luật hình sự.
- Tàng trữ trái phép không nhằm mục đích mua bán; vận chuyển; sản xuất trái phép chất ma túy: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 05 kg đến dưới 50 kg Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 01 kg đến dưới 10 kg; thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm;
- Phạt tù từ 05 đến 10 năm nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 50 kg đến dưới 200 kg; Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 10 kg đến dưới 50 kg;
- Phạt tù từ 10 đến 15 năm nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 200 kg đến dưới 600 kg; Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 50 kg đến dưới 150 kg;
- Phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô khối lượng 600 kg trở lên; Quả thuốc phiện tươi khối lượng 150 kg trở lên.
Trồng cần sa ngâm rượu để bán có bị truy cứu hình sự?
Xem thêm : Đảo nằm ở phía Bắc của Nhật Bản là?
Thực tế, hiện nay tại nhiều địa phương đặc biệt là tại các vùng núi, vùng biên giới tình trạng sử dụng cần sa để ngâm rượu ngày càng phổ biến bởi người dân cho rằng cây cần sa có chứa nhiều hoạt động có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp đột ngột, an thần, tạo hưng phấn, kích thích,…. Nhận định này thực hư chưa rõ như thế nào nhưng dưới góc độ pháp lý không ít người có thắc mắc rằng liệu trồng cần sa ngâm rượu để bán có bị truy cứu hình sự, hãy cùng làm rõ qua nội dung sau đây:
Tai Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm n khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy cụ thể như sau:
Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
- Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;c) Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy, việc trồng cây cần sa để ngâm rượu để bán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp khi:
Trường hợp 1: Người cây cần sa thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ 06 tháng đến 03 năm tù giam.
- Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
Trường hợp 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ 03 đến 07 năm tù giam.
- Có tổ chức.
- Với số lượng 3.000 cây trở lên.
- Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Người phạm tội thuộc trường hợp 1, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự
Mời bạn xem thêm
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại Hồ Chí Minh
- Sử dụng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
- Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc tại Hồ Chí Minh
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư Hồ Chí Minh tư vấn về “Ngâm rượu cần sa có bị phạt không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Đăng ký bảo hộ logo của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư Hồ Chí Minh tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp