Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước.
Bạn đang xem: Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Ngân hàng Chính sách xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật có liên quan.
Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Nhà nước là chủ sở hữu của Ngân hàng Chính sách xã hội
Nhà nước là chủ sở hữu của Ngân hàng Chính sách xã hội. Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ.
Xem thêm : Blog
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan liên quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền được giao đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước.
Phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Về nguyên tắc, mục tiêu hoạt động, Nhà nước tập trung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, không phải thực hiện dự trữ bắt buộc và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Xem thêm : Mất vàng có phải là xui xẻo không? Câu trả lời mất vàng có phải hên hay không?
Bên cạnh đó, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn theo đúng quy định; thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Bên cạnh nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội, dự thảo Nghị định cũng quy định quyền hạn của Ngân hàng này.
Cụ thể, Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức và hoạt động theo đúng nguyên tắc, mục tiêu hoạt động quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Được thực hiện các hoạt động theo quy định tại Nghị định này và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Được từ chối yêu cầu, đề nghị của cá nhân hay tổ chức về việc cung cấp thông tin và các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội nếu yêu cầu đó trái với quy định tại Nghị định này, pháp luật có liên quan và trái với Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp