Ngành dịch vụ hiện được xem là mũi nhọn giúp nền kinh tế tăng trưởng thần tốc. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tìm hiểu về 12 nhóm ngành dịch vụ cùng với những thông tin liên quan khác trong bài viết sau đây của Chất Lượng Việt nhé!
Tìm hiểu về ngành dịch vụ
Trước khi đi vào tìm hiểu 12 nhóm ngành dịch vụ hãy cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về ngành dịch vụ thông qua những nội dung dưới đây.
Bạn đang xem: Tìm hiểu về 12 nhóm ngành dịch vụ mới nhất 2024
Ngành dịch vụ là gì?
Ngành dịch vụ là ngành công nghiệp đang nắm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế ở các quốc gia. Ngành dịch vụ được ra đời nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người, nên sẽ phụ thuộc vào mức độ sử dụng khi khách hàng sử dụng các dịch vụ đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao các ngành kinh tế khác.
Xem thêm: Sản phẩm tiêu dùng là gì? Phân loại các sản phẩm tiêu dùng, TẠI ĐÂY
Phân loại ngành dịch vụ
Hiện nay, các ngành dịch vụ tại Việt Nam phân loại theo các lĩnh vực như:
- Dịch vụ kinh doanh gồm có các ngành như: Bảo hiểm, tài chính, bất động sản, logistic,…
- Dịch vụ tiêu dùng gồm có các ngành: Chăm sóc sức khỏe, du lịch, thẩm mỹ,…
- Dịch vụ công gồm có các ngành: Hành chính công, hoạt động đoàn thể, xã hội,…
Cơ cấu của ngành dịch vụ
Cơ cấu của ngành dịch vụ bao gồm:
- Dịch vụ kinh doanh thương mại.
- Dịch vụ tiêu dùng.
- Dịch vụ công.
12 nhóm ngành dịch vụ phổ biến
Theo quyết định của thủ tướng Chính phủ số 28/2011/QĐ-TTg ban hành Danh mục của dịch vụ xuất, nhập khẩu tại Việt Nam gồm có 12 nhóm ngành dịch vụ được mã hóa bằng 04 số, gồm có:
- Dịch vụ vận tải (mã 2050).
- Dịch vụ du lịch (mã 2360).
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông (mã 2450).
- Dịch vụ xây dựng (mã 2490).
- Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530).
- Dịch vụ tài chính (mã 2600).
- Dịch vụ máy tính, thông tin (mã 2620).
- Phí mua, bán về quyền sử dụng giấy phép, bản quyền,thương hiệu (mã 2660).
- Dịch vụ kinh doanh khác (mã 2680).
- Dịch vụ cá nhân, giải trí và văn hóa (mã 2870).
- Dịch vụ Logistics (mã 9000).
- Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại tại nơi khác (mã 2910).
Xem thêm : Thực hư uống bia với lòng đỏ trứng gà tăng cường sinh lý
Mỗi nhóm ngành dịch vụ của 12 nhóm ngành dịch vụ phổ biến trên đều được chi tiết thành những phân nhóm, sản phẩm và đã được mã hóa bằng 04 chữ số.
Bộ Kế hoạch, Đầu tư có trách nhiệm ban hành thông tư về quy định nội dung trong danh mục dịch vụ xuất và nhập khẩu, hướng dẫn, theo dõi tình hình thực hiện cũng như trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, được bổ sung.
Đừng bỏ lỡ: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm — Các yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm (ISO 22000:2018)
Vai trò của ngành dịch vụ
Dịch vụ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt ở thời đại 4.0 hiện nay vai trò của dịch vụ là vô cùng lớn. Ngành dịch vụ có vai trò rộng khắp trên các mặt từ kinh tế, sản xuất và xã hội.
Đối với nền kinh tế quốc dân dịch vụ có ý nghĩa giúp đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển của hàng hóa, tiền tệ của nền kinh tế. Ngoài ra, còn đóng góp to lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Dịch vụ giúp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đất nước sánh vai được cùng với các cường quốc năm châu.
Trong sản xuất hoạt động dịch vụ giúp việc cung ứng nguyên liệu và vật tư cho sản xuất, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Giúp tạo ra liên hệ giữa các ngành sản xuất, vùng trong nước và nước ta cùng với nước ngoài.
Đối với đời sống xã hội dịch vụ giúp tạo điều kiện công việc tốt với nhiều nhóm ngành nghề, mang lại nguồn thu nhập lớn cho cả cá nhân và cả nền kinh tế nước nhà.
Kỹ năng cần có khi làm ngành dịch vụ
12 nhóm ngành dịch vụ nói riêng và ngành dịch vụ nói chung không phải cá nhân nào cũng sẽ phù hợp, mà đòi hỏi cần có những kỹ năng cần thiết khi làm nghề dịch vụ.
Có sự kiên nhẫn
Việc sở hữu tính kiên nhẫn là điều quan trọng ở các ngành nghề, đặc biệt trong ngành dịch vụ. Khi đứng trước tình huống khách hàng đang bối rối về vấn đề, cần được bạn hướng dẫn chi tiết lúc này tính kiên nhẫn chính là yếu tố then chốt giúp trải nghiệm khách hàng đạt hiệu quả cao.
Không ngừng học hỏi
Trong 12 nhóm ngành dịch vụ, các kỹ năng của bạn sẽ thúc đẩy sự phát triển rất nhanh từ khả năng học hỏi mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể học hỏi những thứ bạn quan sát được từ quản lý, đồng nghiệp, thậm chí từ chính khách hàng của mình.
Có sự chu đáo
Với sự niềm nở, quan tâm của cửa hàng chính là yếu tố quan trọng mang đến cho khách hàng một sự thoải mái và hài lòng nhất định nên bạn cần lưu ý điều này.
ISO 9001: 2015 và những lợi ích từ ISO 9001:2015 mang lại, chi tiết: https://clv.vn/iso-9001-2015/
Có khả năng thuyết phục
Nếu sở hữu kỹ năng thuyết phục và đàm phán vững vàng bạn sẽ nâng cấp chính mình, tỏa sáng ở một tầm cao mới. Nếu như sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng giá trị mà khách hàng mong muốn cùng với với khả năng thuyết phục, khách hàng sẽ mua hàng nhanh hơn.
Trên đây là thông tin về về 12 nhóm ngành dịch vụ cùng với những vấn đề liên quan khác mà quý độc giả có thể tham khảo. Hy vọng với những kiến thức này bạn sẽ áp dụng tốt cho công việc của mình.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài chia sẻ trên, mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến bài viết hãy liên hệ ngay với Chất Lượng Việt để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp