* Báo La Lutte (Tranh đấu) ra số đầu tiên tại Sài Gòn ngày 24-3-1913 giữa không khí sôi động của cuộc tranh cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn.
Mặc đầu thành phần chủ chốt của tờ báo có một số phần tử Tơrốtxkit nhưng do nội dung chủ yếu tập trung đấu tranh chống các ứng cử viên thân chính quyền thực dân, nên về cǎn bản tờ báo chĩa mũi nhọn đả kích vào bọn thực dân và bọn tay sai, hướng về phía quyền lợi quần chúng lao động. Tờ báo đã dành được ảnh hưởng đối với đông đảo quần chúng.
Bạn đang xem: Một số sự kiện trong ngày 24 tháng 3:
* Ngày 24-3-1926, nhà ái quốc Phan Chu Trinh qua đời và dấy lên phong trào để tang ông. Phan Chu Trinh hiệu là Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872 tại Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ông từng được triều đình Huế bổ làm quan. Song ông có ý thức dân tộc nên đã gặp gỡ những người cùng chí hướng như: Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Lương Vǎn Can, Đề Thám, Phan Bội Châu. Ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt nhiều lần. Nǎm 1911 ông sang Pháp và hoạt động trong phong trào yêu nước Việt kiều. Cùng Phan Vǎn Trường lập Hội người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Ông có quan hệ gần gũi với Nguyễn Ái Quốc. Ngày 28-5-1925 ông về nước và ngày 24-3-1926 ông đột ngột qua đời tại Sài Gòn. Cái chết của ông gây xúc động lớn và ngày 4-4-1946, tại Sài Gòn có tới 14 vạn người tham dự đám tang của ông. Từ trong sự kiện này tinh thần yêu nước của quần chúng được thức tỉnh.
* Nhà vǎn Hải Triều viết bài “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?”. Bài báo được đǎng trên tờ Đời mới ngày 24-3-1935, để trả lời bài viết của nhà vǎn Thiếu Sơn – “Hai cái quan niệm vǎn học” (đǎng trên Tiểu thuyết thứ bảy số 38 nǎm1935) đã mở màn cho một cuộc tranh luận sôi nổi về đường lối vǎn hoá giữa hai quan điểm: Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh.
Xem thêm : 1000 đài tệ bằng bao nhiêu tiền việt và cách đổi tiền Đài Loan sang VN
Cuộc tranh luận đã thu hút nhiều cây bút, nhiều tờ báo và trở thành một sự kiện có ý nghĩa đối với lịch sử Vǎn hoá và góp phần truyền bá những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào đời sống vǎn hoá dân tộc; phê phán quan điểm phi vô sản, lạc hậu và lẩn trốn thực tiễn đấu tranh của dân tộc.
* Ngày 24-3-1963, mở đầu phong trào “nghìn việc tốt” thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy trong thiếu nhi Việt Nam. Đây là một sáng kiến của Liên đội thiếu niên xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Hà Bắc. Sáng kiến này đã được thiếu niên, nhi đồng nhiều địa phương ở miền Bắc nhiệt liệt hưởng ứng, có tác dụng thúc đẩy các em rèn luyện mình trở thành con ngoan trò giỏi.
* Ngày 24-3-1975, thị xã Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam cũ) được giải phóng. Thị xã này vốn là một cǎn cứ quân sự lớn của Mỹ, có hệ thống bố phòng kiên cố – Trước sự tấn công của ta quân địch đã tǎng thêm lực lượng phòng thủ.
Từ ngày 23-3, trung đoàn Ba Gia được tǎng cường 2 tiểu đoàn và 10 xe tǎng, xe bọc thép, đánh hướng chủ yếu, đột phá tuyến ngǎn chặn của địch từ Suối Đá đến bờ bắc sông Tam Kỳ. Ban chỉ huy sư đoàn 2, liên đoàn 12 biệt động quân ngụy và ngụy quyền (tiểu khu Quảng Tín) hốt hoảng tháo chạy – Từ các bàn đạp đã chiếm được, quân ta tiến nhanh vào trung tâm thị xã Tam Kỳ. Cùng ngày 24-3-1975, ta còn giải phóng thị xã Gia Nghĩa.
Xem thêm : Vì sao trẻ hay lên gân gồng mình?
Thế giới
* Cho đến nửa cuối thế kỷ XIX, bệnh lao vẫn là cǎn bệnh huỷ hoại sức khoẻ con người, cướp đi rất nhiều sinh mạng. Ở châu Âu và châu Mỹ, cứ 7 người thì có 1 người chết do bệnh lao. Nhà bác học Rôbe Kốc (người Đức) đã công bố tìm ra cǎn nguyên gây bệnh lao. Để ghi nhớ thành quả này, gắn liền với công lao của ông, người ta gọi vi trùng gây bệnh lao là Kốc. Những nǎm 50 của thế kỷ XX, thuốc chữa bệnh lao có hiệu quả đã lưu hành rộng rãi trên toàn cầu và đến nay, bệnh lao không phải là thứ bệnh nan y mà có thể chữa chạy đem lại cuộc sống lành mạnh cho người bệnh.
* Pôpôv là người Nga, sinh nǎm 1859, qua đời nǎm 1906. Nǎm 1895, ông đã phát minh ra anten. Là một phụ tá giáo sư trường dạy về ngư lôi, ông đã sử dụng các phương pháp của Branly và Lodge để phát hiện những cơn giông ở xa. Pôpôp nhận thấy rằng độ nhậy sẽ tǎng lên khi cǎng 1 sợi dây thẳng đứng để thu sóng do chớp gây ra. Do đó chiếc cột thu lôi đã là anten đầu tiên. Nhờ Pôpôp mà có được sự liên lạc vô tuyến điện sử dụng morse (điện tín) đầu tiên qua một khoảng cách 250 mét vào ngày 24-3-1986.
* Nguyễn Bửu Lân tức Thành Thái, vua thứ 10 nhà Nguyễn sinh nǎm 1789, ở ngôi vua từ nǎm 1889 đến đầu nǎm 1907. Thành Thái là người yêu nước và có tinh thần dân tộc, chống lại thực dân Pháp. Vì thế, nǎm 1907, ông bị thực dân Pháp đày sang đảo Rêuyniông (châu Phi). Đến nǎm 1947, được đưa về nước nhưng buộc phải sống ở Sài Gòn. Ông mất ngày 24-3-1954.
* 24-3-1998, Liên minh châu Âu công bố 11 quốc gia thành viên đủ điều kiện tham gia vào khối đồng tiền chung châu Âu euro, đồng tiền sẽ được sử dụng thay thế cho đồng tiền riêng của các quốc gia.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp