* Hoàng Diệu sinh nǎm 1828, đỗ cử nhân phó bảng. Ông làm tri huyện, tri phủ, án sát, bố chính một số tỉnh. Ông nổi tiếng công minh và thanh liêm. Suốt 30 nǎm làm quan nhiều nơi, cảnh nhà vẫn thanh bạch.
Nǎm 1880, ông làm Tổng đốc Hà Ninh, lãnh chức Thượng thư Bộ Binh. Khi đại tá Pháp Hǎngri Rivie (Henri Rivière) đem quân ra Bắc, lấy cớ bảo vệ sinh mạng và tài sản Pháp kiều; ông bất bình, chuẩn bị đề phòng và sẵn sàng đối phó mọi bất trắc, đột biến do Pháp âm mưu gây ra. Ngày 25-4-1882 Rivière đưa tối hậu thư với 3 điều: Phá các phòng thủ trong thành; Giải giới binh lính; Các quân trong thành phải trình diện. Sau đó quân Pháp sẽ vào thành kiểm kê. Hoàng Diệu tiếp tối hậu thư, phẫn uất sai người đi điều đình. Nhưng không đợi trả lời, quân Pháp tấn công vào thành. Trước hoả lực của địch, ông quyết liệt đối phó. Ông chỉ huy quân sự ở Cửa Bắc. Một số quân sĩ bỏ chạy. Một mình Hoàng Diệu vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước võ miếu dùng khǎn bịt đầu thắt cổ tự tử. Cái chết bất tử của ông đã để lại trong lòng người Hà Nội và cả nước một nỗi niềm thương tiếc vô hạn.
Bạn đang xem: Một số sự kiện trong ngày 25 tháng 4:
* Ngày 25-4-1920, một nhóm trí thức trẻ nước ta đưa lên sân khấu nhà hát Hà Nội vở kịch nói Người bệnh tưởng của Môlie, một kịch gia nổi tiếng của nước Pháp, thế kỷ XVII – Đây là 1 sự kiện mở đường cho ngành kịch nói nước ta. Được kích thích bằng vở hài kịch đó, nhà giáo Vũ Đình Long soạn vở kịch Chén thuốc độc và công diễn ngày 20-10-1921 cũng tại nhà hát Hà Nội, được người xem nhiệt liệt tán thưởng. Đó là vở kịch nói đầu tiên và buổi diễn kịch nói đầu tiên của sân khấu Hà Nội và Việt Nam.
* Ngày 25-4-1955, vùng mỏ Quảng Ninh được hoàn toàn giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngày nay tỉnh Quảng Ninh có diện tích 5.938 km2, số dân gần 1 triệu người, với thành phố Hạ Long là trung tâm của tỉnh, hai thị xã Cẩm Phả, Uông Bí và 10 huyện. Quảng Ninh nổi tiếng bởi các loại than và Vịnh Hạ Long, nơi mà Unesco đã công nhận là di sản thiên nhiên của Thế giới.
* Ngày 25-4-1965, địch giết hại anh Lê Độ ở Đà Nẵng. Cũng như anh Nguyễn Vǎn Trỗi, Lê Độ trước khi chết tỏ ra hiên ngang, bất khuất. Đi giữa hai hàng lưỡi lê của địch, anh hô vang các khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Mỹ và bọn tay sai!”, “Việt Nam muôn nǎm!”, “Hồ Chủ tịch muôn nǎm!”. Lê Độ tức Lê Vǎn Dậu sinh nǎm 1941, quê ở thôn Mỹ Thị, thành phố Đà Nẵng. Anh nhập ngũ ngày 15-1-1963, lúc hy sinh là chiến sĩ biệt động thành phố Đà Nẵng. Ngày 20-5-1965, Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam truy tặng huân chương Thành Đồng hạng nhì cho liệt sĩ Lê Độ.
Ngày 23-7-1997, anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
* Bác sĩ Lê Đình Thám sinh nǎm 1897, quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, qua đời ngày 25-4-1969 tại thủ đô Hà Nội.
Xem thêm : 5 mẫu ô tô rẻ nhất thế giới
Sau khi học hết bậc thành chung ở Huế, ông ra Hà Nội học tiếp và tốt nghiệp đại học y khoa, rồi lại trở về làm việc ở bệnh viện thành phố Huế. Ông là một trong những người thành lập Hội Phật giáo ở Huế.
Nǎm 1948, ông được cử giữ chức Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ. Nǎm 1949, được điều động lên chiến khu Việt Bắc, lần lượt giữ các chức vụ: Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam, ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam.
* Ngày 25-4-1976 nhân dân ta ở 38 tỉnh thành phố từ cao nguyên Đồng Vǎn đến mũi Cà Mau hân hoan đi bầu quốc hội chung của cả nước. Đây thực sự là ngày hội lớn của dân tộc ta, ngày hội thống nhất non sông.
Cả nước có 98,77% cử tri đi bỏ phiếu, 492 ứng cử viên trúng cử trong đó có 80 đại biểu là cán bộ chính trị, 98 đại biểu là trí thức và nhân sĩ dân chủ, 13 đại biểu tôn giáo… Thành công của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước khẳng định chân lý mà Hồ Chủ Minh đã khẳng định “Nước Việt nam là một – dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
* Ngày 25-4-1991, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Viện Bỏng quốc gia mang tên danh y Lê Hữu Trác.
Trụ sở chính thức của Viện hiện nay ở xã Tân triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, Viện đã cấp cứu, chữa bỏng cho gần 5 nghìn người. Giám đốc đầu tiên của Viện Bỏng quốc gia là Thiếu tướng Giáo sư Lê Thế Trung. Anh hùng lực lượng vũ trang có hai bằng tiến sĩ khoa học về y học hiện đại và y học cổ truyền.
Thế giới
* Piốt Ilich Traicôpxki đã sinh ra ở Vikinxcơ, miền Uran trong một gia đình kỹ sư mỏ, ngày 25-4-1840. Ông được chǎm sóc và phát triển nǎng khiếu âm nhạc từ nhỏ. Nǎm 19 tuổi, tốt nghiệp trường luật, làm việc ở bộ luật pháp nhưng ông vẫn dành nhiều thời gian cho âm nhạc, chơi đàn pianô. Nǎm 22 tuổi, Traicôpxki học ở nhạc viện Pêtecbua. Sau 3 nǎm học tập, tốt nghiệp với huy chương vàng, sau đó là giáo sư Nhạc viện Matxcơva – Ông đã đi biểu diễn ở nhiều nước. Traicôpxki không những là nhạc sĩ Nga vĩ đại mà còn là nhạc sĩ lớn của thế giới. Sáng tác của ông chiếm một vị trí đặc biệt trong nền âm nhạc Nga và châu Âu cuối thế kỷ XIX.
Xem thêm : Ăn sữa chua trước khi đi ngủ: Nên hay không nên?
* Ngày 25-4-1945, Hội nghị quốc tế thành lập Liên hiệp quốc được khai mạc tại thành phố Sanyraneicô (Mỹ) có 50 nước được mời tham dự, đó là những nước đã tuyên chiến với chủ nghĩa phát xít. Vấn đề chủ yếu của chương trình nghị sự là soạn thảo chi tiết và thông qua hiến chương Liên hiệp quốc, sau hai tháng làm việc, Hiến chương được thông qua. Mục đích của việc thiết lập Liên hiệp quốc đã khẳng định ngay trong lời nói đầu của Hiến chương: – Phòng ngừa cho các thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ của chiến tranh.
– Khẳng định lại lòng tin vào những quyền cơ bản của con người.
– Thiết lập điều kiện cho phép duy trì công bằng và sự tôn trọng đối với các nghĩa vụ phải thực hiện theo các thoả ước và các luật quốc tế.
– Thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
* Đúng vào lúc tình hình thế giới cǎng thẳng do đế quốc Mỹ và đồng minh phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, một số nhân vật nổi tiếng đã họp Đại hội thế giới các nhà trí thức và đưa ra bản kêu gọi nhân dân các nước đấu tranh cho hoà bình. Bản kêu gọi đó dẫn đến Đại hội lần thứ nhất các chiến sĩ hoà bình họp vào ngày 25-4-1949 đồng thời tại Pari (Thủ đô nước Pháp) và Praha (Thủ đô nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc cũ) gồm đại biểu của 72 nước. Phong trào hoà bình thế giới ra đời tại đại hội này, và nhà bác học vật lý nguyên tử nổi tiếng người Pháp Giôliô Quyri được bầu làm Chủ tịch Đại hội. Ông có câu nói bất hủ: “Hoà bình là sự nghiệp của nhân dân các nước. Không riêng một quốc gia nào hay một cá nhân nào mà tất cả phải đoàn kết lại mới có thể bảo vệ được hoà bình, ngǎn chặn chiến tranh”.
Mùa thu nǎm 1949, những Uỷ ban hoà bình đã được thành lập tại 70 nước. Trong khi đó, khắp nǎm châu đã liên tiếp có những đại hội, hội nghị, mít tinh, biểu tình đấu tranh cho hoà bình. Hình ảnh con chim bồ câu trắng của hoạ sĩ Picátxô đã trở thành biểu tượng của phong trào hoà bình thế giới.
Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới và phong trào hoà bình của nhân dân Việt Nam là một bộ phận và là một thành viên chính thức của phong trào, Uỷ ban của nước ta đã có tiếng nói và hoạt động thiết thực đóng góp tích cực vào phong trào chung.
* Ngày 25-4-1980, Alêgiô Cácpǎngtiê qua đời. Ông là nhà vǎn lớn của Cuba và Châu Mỹ Latinh, sinh nǎm 1904 tại La Habana trong một gia đình trí thức. Ông viết nhiều tiểu thuyết, nổi tiếng hơn cả là cuốn Thế kỷ ánh sáng (nǎm 1962). Cuốn tiểu thuyết lịch sử này khẳng định con đường phát triển của Châu Mỹ Latinh chỉ có thể là con đường đấu tranh của bản thân quần chúng ở châu lục này, chứ không thể là sự du nhập Cách mạng tư sản từ phương Tây.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp