Giỗ tổ Hùng Vương là một ngày lễ lớn trong năm của nước ta. Phía sau ngày lễ này là nguồn gốc cùng với ý nghĩa quan trọng về lịch sử mà không phải ai cũng biết. Vì thế, bài viết tư vấn hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào và ý nghĩa đằng sau của nó nhé.
1. Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào 2024?
Giỗ tổ Hùng Vương còn có tên gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ. Ngày này diễn ra mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Người lao động sẽ được nghỉ làm , học sinh cũng được nghỉ học trong ngày này. Nếu đặt câu hỏi Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào dương lịch trong năm sau thì câu trả lời sẽ là vào ngày 18/4/2024.
Bạn đang xem: Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? Giỗ tổ Hùng Vương 2024 là ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa
2. Còn bao nhiêu ngày nữa tới Giỗ tổ Hùng Vương 2024?
Có lẽ nhiều người đều biết đến Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào nhưng không phải ai cũng biết còn bao nhiêu ngày nữa là đến Quốc giỗ. Lịch Giỗ tổ được tính theo âm lịch nên nó sẽ có biến động theo mỗi năm. Hiện tại đến Giỗ tổ Hùng Vương 2024 là còn khoảng 61 ngày. Cùng đếm ngược theo bên dưới.
3. Giỗ tổ Hùng Vương 2024 người lao động được nghỉ mấy ngày?
Người lao động vô cùng mong ngóng Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào bởi hôm đó họ sẽ được nghỉ. Đối với ngày lễ này, người lao động sẽ được nghỉ làm mà vẫn hưởng lương đầy đủ. Căn cứ theo Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 112 khoản 1 mục e đã chỉ ra ngày Giỗ tổ Hùng Vương “Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong”.
Vậy là chúng ta sẽ có kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày do ngày này rơi vào thứ 5 18/4/2024. Tuy nhiên, nếu người lao động muốn có một kỳ nghỉ lễ dài thì có thể dùng phép năm cho ngày thứ 6 19/4/2024 nếu cần.
Xem thêm: Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 nghỉ mấy ngày? Là các ngày nào?
3. Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương
Chúng ta đã biết ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào và số ngày nghỉ của ngày này vào năm sau. Một phần vô cùng quan trọng mà con cháu Vua Hùng chúng ta cần phải biết là ý nghĩa về ngày lễ này cũng như ngày lễ này sẽ tổ chức ở đâu.
3.1. Ý nghĩa ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương
“Dù ai đi ngược về xuôi
Xem thêm : 100g Bơ bao nhiêu calo? Ăn nhiều bơ có tăng cân không?
Nhớ ngày Giỗ tổ mùng 10 tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Là người Việt chắc hẳn ai trong chúng ta đều sẽ thấy quen thuộc với câu ca dao này. Sở dĩ có ngày Quốc giỗ chính là vì muốn tưởng nhớ công lao của những vị vua đầu tiên của nước ta. Ý nghĩa của ngày lễ này gắn liền với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Ý chỉ mỗi năm vào ngày mùng 10 tháng Ba chúng ta dù làm việc gì, ở đâu cũng cần phải hướng về ngày lễ này để gợi nhắc công ơn của bậc Vua Hùng.
Kèm theo đó, ngày lễ này còn có ý nghĩa khác nữa là nhắc nhở con cháu đời sau cần cố gắng học tập, rèn luyện, dựng xây đất nước. Có như thế mới không phụ công tổ tiên ta ngày trước giữ nước. Trong ngày này cũng là thời điểm chúng ta cần nhìn lại những biến cố trong dòng chảy lịch sử, nâng cao tinh thần yêu nước và tự hào về đất nước ta hơn.
3.2. Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?
Bên cạnh câu hỏi Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào thì Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu cũng được quan tâm không kém. Vào ngày lễ này, Giỗ tổ sẽ được diễn ra tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Mặc dù ngày lễ là mùng 10 tháng 3 nhưng các hoạt động đã được tổ chức trước đó 1 tuần.
Hoạt động diễn ra xuyên suốt bao gồm đánh trống đồng, rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng,…Nếu muốn được trải nghiệm các hoạt động này bạn có thể đến Đền Hùng tại Phú Thọ.
3.3. Nghi lễ của ngày Giỗ tổ Hùng Vương
Trong ngày Quốc giỗ thiêng liêng này, đương nhiên là sẽ không thể thiếu đi các nghi thức quan trọng. Có 2 nghi lễ chính được cử hành đó là:
Xem thêm : Gạo, muối sau khi cúng giao thừa xong thì phải làm gì?
Lễ rước kiệu vua: Bình thường chúng ta sẽ chẳng thấy lễ rước kiệu này. Chỉ khi có ngày lễ quan trọng nó mới được tổ chức. Lễ rước kiệu vua bắt đầu từ dưới chân núi đi qua các đền trước rồi sau đó mới đến đền Thượng. Đi cùng nghi lễ này sẽ có thêm gồm các đội múa sư tử, đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội và không thể thiếu đi các viên chức và nhân dân.
Lễ dâng hương: Dâng hương chắc đã không còn lạ lẫm gì với mọi người. Lễ dâng hương được dành cho tất cả mọi người nó đi kèm với đời sống tâm linh. Khi dâng hương người ta sẽ gửi theo những ước nguyện và mong rằng Tổ tiên sẽ phù hộ, độ trì.
Để cho ngày Lễ hội Đền Hùng càng thêm phần sôi động thì sẽ không thể vắng bóng các hoạt động vui chơi khác. Những cuộc thi dân gian được tổ chức, góp vui cho ngày Quốc giỗ. Các trò chơi dân gian như thi hát xoan (tức hát ghẹo), thi kéo co,…và cuộc thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dầy,…được mọi người hưởng ứng nhiệt tình.
4. Tạm kết
Chúng ta vừa tìm hiểu về Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin hữu ích gắn liền với ngày lễ truyền thống này.
Nếu muốn liên tục cập nhật mọi thông tin, các bài viết công nghệ mới nhất hiện nay hãy theo dõi trang Dchannel của hệ thống Di Động Việt. Xin cám ơn tất cả bạn đọc vì đã bớt chút thời gian để đọc qua bài viết của mình.
Di Động Việt luôn chào đón mọi khách hàng đến với hệ thống cửa hàng với thông điệp “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI“. Tại đây, quý khách sẽ được thưởng thức không gian trải nghiệm và mua sắm các sản phẩm công nghệ tuyệt vời với giá sốc và nhiều ưu đãi với số lượng và thời gian có hạn. Đừng bỏ lỡ nhé!
Xem thêm:
- Ngày Quốc tế Nam giới là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa
- Ngày Quốc tế Phụ Nữ là ngày gì? Ý nghĩa ngày và nguồn gốc
- Ngày Quốc tế Thiếu Nhi là ngày mấy? Ý nghĩa và nguồn gốc
- Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày nào? Nguồn góc và ý nghĩa
Di Động Việt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp