Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Vu Lan
Theo quan niệm của Phật giáo, rằm tháng 7 gắn với lễ Vu Lan, xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
- Top 23 bộ phim học đường Nhật Bản cực hay, ăn khách nhất
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Bạn hiểu thế nào về sữa đậu nành cho trẻ?
- Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của tệ nạn xã hội với bản thân, gia đình, xã hội
- Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Kinh Vu Lan chép rằng, bà Thanh Đề (mẹ của Mục Kiền Liên) là một người sống rất xa hoa, tham lam, độc ác và không tin vào Tam Bảo. Thường ngày, bà nấu rất nhiều thức ăn và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất.
Bạn đang xem: Lễ Vu Lan báo hiếu 2023 rơi vào ngày nào?
Trong khi đó, Mục Kiền Liên – con trai của bà có tính tình hiền lành, chịu khó, trái ngược hoàn toàn với mẹ. Mục Kiền Liên luôn nhặt lại những hạt cơm của mẹ làm rơi xuống, rửa sạch và ăn chúng. Vì vậy, tất cả mọi người xung quanh và quen biết đều rất yêu mến, khen ngợi hết lời.
Sau khi bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên xin xuất gia và trở thành đệ tử của Đức Phật. Qua tu luyện thành công, Mục Kiền Liên biết nhiều phép thần thông đến mức có thể dùng mắt thần nhìn khắp trời đất. Ngài thấy mẹ mình đã mất đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày và đói khát khổ sở.
Với lòng hiếu thảo của mình, Mục Kiền Liên đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói lâu ngày nên khi ăn, mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy, thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Thấy vậy, Mục Kiền Liên quay về tìm Đức Phật để hỏi cách cứu mẹ. Đức Phật dạy rằng, dù Mục Kiền Liên thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu được mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong việc giải cứu thành công.
Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.
Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát cho mẹ. Phật cũng dạy chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên làm theo. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
Xem thêm : Hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ
Người Việt xem trọng đạo hiếu. Thế nên, lễ Vu Lan nhanh chóng trở thành ngày lễ lớn, là dịp tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên. Đồng thời, những hoạt động trong lễ này nhắc nhở mỗi người quý trọng những ngày tháng còn được ở bên cha mẹ, ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục và làm tròn chữ hiếu.
Vào ngày lễ Vu Lan, con cái thường tặng quà, gửi lời chúc lễ Vu Lan, về ăn cơm, đi chùa cầu cho cha mẹ bình an, khỏe mạnh…
(Tổng hợp)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp