Nghi lễ cúng rằm tháng 7 luôn được chuẩn bị công phu hơn và tiến hành long trọng hơn những ngày rằm khác. Một điều đặc biệt nữa là các gia đình có khoảng thời gian khá rộng để thu xếp việc cúng – bao gồm cúng gia tiên, thần linh và cúng bố thí cho các cô hồn dã quỷ để những chúng sinh này đỡ đói rét, khốn khổ.
Cúng ngày Rằm tháng 7 vào ngày nào tốt?
Rằm tháng 7 năm nay nhằm vào thứ Tư, ngày 30/8/2023 Dương lịch. Theo quan niệm dân gian, việc cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước chính ngọ (12h) ngày 15 tháng 7 Âm lịch (năm nay rơi vào khoảng từ ngày 17/8 đến 30/8 Dương lịch).
Bạn đang xem: Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt?
Thời điểm cúng rằm tháng 7 đẹp nhất năm nay được cho là ngày 13/7 Âm lịch, tức ngày 28/8 Dương lịch. Theo lịch vạn niên, đây là ngày thuận lợi để cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.
Tuy nhiên, phần lớn gia đình khi cúng rằm tháng 7 chỉ hướng đến việc tri ân, tưởng nhớ tổ tiên, cha mẹ, cảm tạ thần linh, cũng như thể hiện lòng từ bi, thương xót đến những vong hồn cô đơn đói khổ nên không quá coi trọng việc chọn ngày để cầu tài lộc, công danh phú quý. Vì vậy, ngày cúng được xác định dựa vào điều kiện của mỗi gia đình sao cho thuận tiện nhất, thường là ngày có nhiều thời gian rỗi để có thể chuẩn bị chu đáo, thể hiện sự thành tâm, miễn là cúng trước 12h ngày rằm tháng 7.
Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào tốt?
Nghi lễ cúng rằm tháng 7 bao gồm cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cô hồn) với thời điểm và cách thức thực hiện khác nhau.
Xem thêm : Cách Hủy Lệnh In Trên Máy Tính Win 7/10/11 Nhanh Chóng, Dễ Làm
Nghi lễ cúng chư phật và thần linh có thể diễn ra vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 Âm lịch, nhưng thường được chọn vào ngày rằm. Giờ cúng thường là vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10h đến 12h.
Đây là việc cúng tổ tiên, cha mẹ và những người thân đã khuất khác. Lễ cúng gia tiên cũng nên được thực hiện vào ban ngày, từ 10h đến 12h là hợp lý nhất. Người xưa cho rằng đây là giờ hoàng đạo, dương khí rất mạnh, ít ma quỷ xuất hiện hơn, còn linh hồn gia tiên sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc.
Đây là nghi lễ cúng bố thí cho những vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng. Nghi lễ này nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Theo quan niệm dân gian, các cô hồn thường sợ ánh sáng, thời điểm trời tắt nắng họ sẽ dễ nhận được đồ mà các gia đình cúng hơn.
Rằm tháng 7 cúng cỗ chay hay mặn?
Nhiều người quan niệm, lễ Vu lan và Xá tội vong nhân đều là nghi thức có nguồn gốc Phật giáo, vì vậy cần cúng cỗ chay. Nhiều người khác cho rằng, mâm lễ cúng Phật và cúng chúng sinh nên làm cỗ chay, còn mâm cúng tổ tiên, thần linh thì làm cỗ mặn, hoặc chay mặn tùy ý.
Thực ra, việc làm cỗ chay hay mặn không phải là quy định “cứng” mà tùy thuộc vào niềm tin, phong tục và cả hoàn cảnh, điều kiện thực tế của mỗi gia đình. Trong việc hương khói, yếu tố quan trọng nhất không phải cỗ bàn có gì mà là sự thành tâm.
Đại đức Thích Minh Quang – trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam), từng nêu quan điểm về điều này: “Chay hay mặn thì theo cá nhân thầy phụ thuộc phong tục, tập quán của từng gia đình, địa phương. Ví như anh học Phật, anh muốn cúng chay nhưng vợ anh, bố mẹ, anh chị lại không muốn cúng chay. Vì mong muốn của bản thân mà gia đình phải cãi vã, bất hòa với nhau thì mâm cơm chay đó có còn thanh tịnh nữa không? Vậy nên hãy tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Thuận duyên thì mình cúng chay thanh tịnh, không thuận duyên mình có thể mua đồ chế biến sẵn khác lên cúng”.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp