1. Nghỉ khám thai ai trả lương cho người lao động?
Căn cứ Điều 31 và Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nghỉ việc để đi khám thai và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm thai sản trong thời gian nghỉ để khám thai.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nêu rõ, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bạn đang xem: Nghỉ khám thai ai trả lương? Công ty hay cơ quan bảo hiểm xã hội?
Do đó, khi người lao động nghỉ làm hưởng chế độ khám thai, công ty sẽ không phải trả lương. Thay vào đó, người này sẽ nhận được tiền trợ cấp thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán.
Tuy nhiên, nếu giữa người lao động với người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc trả lương ngay cả khi người lao động nghỉ làm để đi khám thai thì người lao động vẫn được nhận đủ lương của tháng đó. Đồng thời người này cũng nhận được tiền chế độ bảo hiểm từ cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động nghỉ khám thai được nhận bao nhiêu tiền?
Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động nghỉ làm để đi khám thai sẽ nhận được số tiền chế độ như sau:
Tiền khám thai
=
100%
x
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ
:
24 ngày
x
Số ngày nghỉ
Trong đó, thời gian nghỉ khám thai được xác định như sau:
– Trường hợp mang thai bình thường: Nghỉ tối đa 05 lần, mỗi lần được nghỉ 01 ngày.
– Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường: Nghỉ tối đa 05 lần, mỗi lần được nghỉ 02 ngày.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần. Người lao động phải xin nghỉ vào ngày làm việc để đi khám thai mới được hưởng chế độ thai sản.
3. Nghỉ khám thai có bị trừ tiền chuyên cần không?
Xem thêm : VINASOY CHÍNH THỨC RA MẮT SỮA ĐẬU NÀNH FAMI KID SỮA ĐẬU NÀNH DÀNH CHO TRẺ EM ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Chế độ khám thai là một trong những quyền lợi về bảo hiểm xã hội mà bất kì người lao động nào đang tham gia bảo hiểm xã hội mà mang thai cũng đều được được hưởng.
Tuy nhiên, khi hưởng chế độ này, người lao động phải nghỉ làm tại công ty. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến việc đánh giá chuyên cần ở công ty.
Hiện nay, để khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ, các công ty đã trả thêm tiền chuyên cần.
Tiền chuyên cần là một khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc của người lao động. Đây là khoản tiền do thỏa thuận giữa các bên chứ không bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động.
Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp chuyên cần nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà người sử dụng lao động đặt ra. Vì vậy, để biết chính xác người lao động nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không cần xem kỹ quy chế, nội quy công ty:
Trường hợp 1: Nếu công ty yêu cầu phải làm đủ số ngày công trong tháng mới được nhận tiền chuyên cần thì người lao động nghỉ khám thai sẽ bị trừ tiền chuyên cần trong tháng đó.
Trường hợp 2: Nếu công ty cho phép tính đủ chuyên cần với trường hợp nghỉ chế độ bảo hiểm thì người lao động nghỉ khám thai sẽ không bị trừ tiền chuyên cần của tháng đó.
Thực tế hầu hết các công ty đang áp dụng theo trường hợp 1, chỉ có ít nơi thực hiện chế độ theo trường hợp 2. Bởi tâm lý chung của người sử dụng lao động là muốn cắt giảm chi phí nhân sự để tập trung tài chính cho các mục tiêu kinh doanh khác.
Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ thai sản ai trả lương?” Nếu còn vấn đề vướng mắc về chế độ nghỉ khám thai, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1 19006192 để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp