Nghĩa quân Tây Sơn do ai lãnh đạo?

Câu hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ

B. Nguyễn Trãi

C. Nguyễn Lợi

D. Đinh Liệt

Đáp án đúng A.

Nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo

Lý giải việc chọn đáp án đúng A là do:

Lãnh đạo phong trào Tây Sơn là ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tổ tiên của họ thuộc dòng dõi họ Hồ ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), vào khoảng giữa thế kỷ XVII bị quân Nguyễn bắt vào Đàng Trong, rồi đưa lên miền Tây huyện Tuy Viễn, phủ Quy Ninh (năm 1742 đổi thành Quy Nhơn), khai phá đất hoang lập ra ấp Tây Sơn, nay thuộc hai thôn An Khê và Cửu An, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai.

Lúc đó, Tây Sơn là cả một vùng rộng lớn bao quanh đèo An Khê. Phía tây là Thượng đạo còn vùng chân đèo phía đông là Hạ đạo. Đây là nơi sinh ra và lớn lên của ba lãnh tụ Tây Sơn. Thuở nhỏ cả ba anh em nhà Tây Sơn được học thầy giáo Hiến (ông là nho sỹ có tài những bất bình với quyền thần Trương Phúc Loan, tìm đến đất Tây Sơn mở trường dạy học). Lớn lên, Nguyễn Nhạc đi buôn trầu nên thường qua lại miền thượng, có quan hệ mật thiết với đồng bào dân tộc Bana và dân tộc Chăm. Có điều kiện đi lại nhiều vùng, thấy được sự thối nát của chính quyền họ Nguyễn và thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân, nhất là các vùng dân tộc thiểu số ở cao nguyên, Nguyễn Nhạc cùng các em đã liên kết với các hào kiệt cùng chí hướng phát động một cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền thống trị.

Căn cứ đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn được xây dựng sâu trong núi rừng Tây Nguyên thuộc xã Yang Nam, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai (Thượng Đạo). Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo và được sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào miền Thượng, thủ lĩnh Nguyễn Nhạc đã cho xây dựng đồn lũy ngay trên đỉnh đèo An Khê.

Năm Tân Mão (1771), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, triệu tập nhân dân phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Lợi dụng mâu thuần trong nội bộ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Nhạc khôn khéo đưa ra khẩu hiệu: đánh đổ quần thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng Tôn Nguyễn Phúc Dương”, nhờ đó nghĩa quân Tây Sơn lôi kéo được sự ủng hộ của một bộ phận quan lại vốn bất bình với Trương Phúc Loan. Một số nhà giàu, thổ hào như Nguyễn Thông, Huyền Khê đã bỏ tiền của ra giúp nghĩa quân. Nguyễn Nhạc cũng nhanh chóng tập hợp được đông đảo nông dân các nơi với khẩu hiệu “ lấy của người giàu chia cho người nghèo”.