Nghiệp vụ tái chiết khấu là gì? [2024]

Ngày 24/10/2022, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 1809/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn Nghiệp vụ tái chiết khấu là gì? [2023]. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.

trai-phieu-la-gi-2

1.Khái niệm

1.1.Khái niệm lãi suất tái chiết khấu là gì?

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị trước khi đến hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khẩu là giá cả của dịch vụ mua, bán thương phiếu, giấy tờ có giá.

Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi.

Có thể hiểu lãi suất tái chiết khấu được thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá, ví dụ: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu… Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó) để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Đến khi các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán, vì vậy họ bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.

Vai trò của lãi suất tái chiết khấu:

– Lãi suất tái chiết khấu được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường..

– Với ngân hàng thương mại lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác.

1.2.Cho vay là gì?

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàng thương mại. Để ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả.

Muốn vậy, nó phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Thứ nhất, ngân hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận. Điều này giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thứ hai, ngân hàng phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. Thứ ba, ngân hàng cho vay đối với những dự án khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ. Nhờ đó, ngân hàng mới có được lợi nhuận từ việc cho vay.

Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đa dạng, phong phú, hoàn thiện, đầu tư vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng, đòi hỏi ngân hàng phải có quy trình quản lý chặt chẽ. Mục tiêu quản lý khoản mục cho vay thống nhất với mục tiêu chung của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn. Có thể hiểu ngắn gọn: “Hoạt động cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định”. Ngân hàng trao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, khách hàng dùng số vốn này đầu tư vào sản xuất kinh doanh kiếm lời, đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

2.Phương thức giao dịch nghiệp vụ:

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá với các ngân hàng theo phương thức trực tiếp và gián tiếp.

Theo phương thức trực tiếp, các ngân hàng giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước thông qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có thể trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiệp vụ này với các ngân hàng có trụ sở chính trên địa bàn. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thông báo cho các ngân hàng có hội sở chính trên các địa bàn về việc uỷ quyền này.

Phương thức gián tiếp là phương thức các ngân hàng giao dịch thông qua hệ thống nối mạng vi tính với Ngân hàng Nhà nước hoặc qua fax.

Ngày giao dịch trong nghiệp vụ chiết khấu là ngày làm việc, không tính ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ và nghỉ tết.

Thủ tục tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá

– Ngân hàng lập và gửi Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Cục Công nghệ tin học ngân hàng để làm căn cứ cấp mã khoá truy cập, mã chữ ký điện tử và phân quyền trong giao dịch chiết khấu;

– Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận, lưu giữ Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá và thực hiện việc cấp quyền giao dịch đối với các chức danh tham gia nghiệp vụ chiết khấu theo đăng ký của các ngân hàng.

– Các ngân hàng thực hiện giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước hoặc thông qua hệ thống mạng vi tính với Ngân hàng Nhà nước, hoặc qua FAX.

3.Tái chiết khấu giấy tờ có giá là gì?

3.1.Tái chiết khấu giấy tờ có giá

Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu, tái chiết khấu cho các ngân hàng.

3.2. Đối tượng áp dụng của quy chế:

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu với các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

Các trường hợp không được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu, gồm:

– Ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu;

– Các giấy tờ có giá không đủ điều kiện theo qui định của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng;

– Giấy đề nghị chiết khấu gửi Ngân hàng Nhà nước có nội dung không phù hợp với qui định, người ký không đúng thẩm quyền.

3.3. Lãi suất chiết khấu:

Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

3.4. Hình thức chiết khấu:

– Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Theo hình thức này, Ngân hàng Nhà nước mua hẳn giấy tờ có giá của các ngân hàng theo giá chiết khấu

– Chiết khấu có kỳ hạn: Ngân hàng Nhà nước chiết khấu các giấy tờ có giá, đồng thời yêu cầu ngân hàng cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đã chiết khấu sau một thời gian nhất định. Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày.

3.5. Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu:

Các giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ

3.6. Điều kiện để các giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước:

Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định.

– Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và có thể chuyển nhượng được.

– Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá phải là 91 ngày.

– Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu.

3.7. Hạn mức chiết khấu:

Hạn mức chiết khấu được xác định theo quý, là số dư tối đa mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu đối với các giấy tờ có giá cho một ngân hàng tại mọi thời điểm trong quý.

Căn cứ tổng hạn mức mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng ngân hàng.

Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, các ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để Ngân hàng Nhà nước có cơ sở xác định và thông báo hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng có đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian qui định (theo dấu bưu điện hoặc fax).

4.Lãi suất tái chiết khấu theo năm là gì?

Tăng lãi suất tái cấp vốn

Theo Quyết định 1809/QĐ-NHNN, lãi suất tái cấp vốn là 6,0%/năm, tăng 1% so với mức lãi suất tái cấp vốn tại Quyết định 1606/QĐ-NHNN ngày 22/09/2022 là 5%/năm

Tăng lãi suất tái chiết khấu

Cụ thể, lãi suất tái chiết khấu tại Quyết định 1809/QĐ-NHNN là 4,5%/năm.

Trước đây, tại Quyết định 1606/QĐ-NHNN thì mức lãi suất tái chiết khấu là 3,5%/năm.

Tăng mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ

Tại Quyết định 1809/QĐ-NHNN, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng tăng lên 7,0%/năm.

Trước đây, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng theo Quyết định 1606/QĐ-NHNN là 6,0%/năm.

Quyết định 1809/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 25/10/2022 và thay thế Quyết định 1606/QĐ-NHNN ngày 22/9/2022.