Ngoài ra, các chuyên gia cũng sẽ khám lâm sàng để kiểm tra xem bạn có dấu hiệu mất nước hay không. Dựa theo kết quả đánh giá, họ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc cấy phân nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh, từ đó xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?
Bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì hay trúng thực nên làm gì? Khi bị trúng thực, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù nước, điện giải. Tuy nhiên, với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn vì điều này rất dễ làm bé sặc.
Bạn đang xem: [Giải đáp]: Ngộ độc thực phẩm là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị hiệu quả
Xem thêm : Yếu tố nguy hiểm là gì?
Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.
Đâu là cách chữa ngộ độc thực phẩm hiệu quả?
Khi bị trúng thực uống thuốc gì hay bị ngộ độc thức ăn phải làm sao? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây! Đối với phần lớn trường hợp bị trúng thực, người bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bác sĩ sẽ đề xuất cách điều trị phù hợp.Việc điều trị có thể gồm:
- Bù nước và chất điện giải để khắc phục tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn
- Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây trúng thực đến từ vi khuẩn
- Sử dụng một số loại thuốc như loperamide hoặc bismuth subsalicylate nếu bạn không sốt và không tiêu chảy ra máu
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngộ độc thực phẩm là gì?
Xem thêm : Trường đại học kinh tế quốc dân viện đào tạo sau đại học
Bạn có thể kiểm soát và thuyên giảm các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Để cho dạ dày nghỉ ngơi bằng cách hạn chế ăn trong vài giờ.
- Uống nhiều nước và nên uống từng ngụm nhỏ. Lưu ý không dùng thức uống chứa cồn hay caffeine.
- Khi bắt đầu ăn uống lại, bạn nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến bạn yếu đi và mệt mỏi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp