Ngô Quyền mất năm bao nhiêu?

Câu hỏi:

Ngô Quyền mất năm bao nhiêu?

A. Năm 944.

B. Năm 945.

C. Năm 946.

D. Năm 947.

Đáp án đúng A.

Ngô Quyền mất năm 944, Ngô Quyền là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Ngô Quyền (12 tháng 3 năm 898 – 14 tháng 2 năm 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Ngô Quyền nằm trong danh sách mười bốn anh hùng dân tộc Việt Nam. Phan Bội Châu xem ông là vị Tổ Trung hưng của Việt Nam.

Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, đoạt ngôi vị Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ (người đứng đầu Tĩnh Hải Quân – tên gọi của nước ta thời bấy giờ). Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực quyền lực phản đối kịch liệt. Chẳng những thế, Kiều Công Tiễn còn đứng trước nguy cơ bị các cánh quân của các tướng lĩnh người Việt thảo phạt, trong đó có Ngô Quyền – người rất căm tức Kiều Công Tiễn vì đã sát hại cha vợ mình. Hoảng sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại, cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta. Tuy nhiên, chưa kịp chờ quân Nam Hán tới cứu, Kiều Công Tiễn đã bị Ngô Quyền tiễu trừ.

Sau khi diệt được kẻ nghịch tặc Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đối đầu với quân giặc Nam Hán.

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành “thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui” (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên “Cung” của ông là xấu.

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Là một người văn võ toàn tài, Ngô Quyền nắm rất rõ quy luật lên xuống thủy triều trên sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán lại tấn công nước ta bằng đường thủy. Ngô Quyền bèn dụng mưu nhờ thủy triều diệt giặc giúp.

Ngô Quyền mất năm 944, nhà Ngô suy vong, “loạn 12 sứ quân” diễn ra, đất nước bị chia cắt.