5 kiểu ngôi thai bất thường

Video ngôi thai đầu hạ vị là gì

Thai ngôi ngang còn gọi là ngôi vai khi trục dọc của thai nhi cắt trục dọc của mẹ tạo thành một góc vuông. Sẽ gọi là ngôi chếch nếu trục dọc của thai nhi cắt trục dọc của mẹ tạo nên một góc nhọn. Tuy vậy, đây cũng chỉ là một dạng ngôi tạm thời, thai nhi sẽ bình chỉnh thành ngôi dọc hay ngôi ngang thi vào chuyển dạ thực sự.

Ngôi ngang chiếm khoảng 0,5% các loại ngôi khi vào chuyển dạ.

Nguyên nhân gây ra ngôi ngang về phía mẹ là do sinh đẻ nhiều lần khi tỷ lệ vào ngôi ngang ở người sinh con lần thứ ba sẽ tăng gấp mười lần so với người sinh con so. Thành bụng nhão khiến cho tử cung đổ ra trước gây nên vị trí nằm ngang hay nghiêng cho thai nhi. Trong trường hợp con so, ngôi ngang có thể là do khung chậu hẹp, có dị dạng tử cung hay khối u tiền đạo khiến thai không xoay đầu được. Về phía thai, sinh non, thai thứ hai trong song thai hay thai chết lưu dễ vào ngôi ngang do không có khả năng bình chỉnh. Bên cạnh đó, nếu nhau đóng tiền đạo, đa ối hay dây rốn ngắn cũng dễ dẫn đến ngôi ngang.

Trái ngược với các loại ngôi dọc, ngôi ngang là dạng ngôi thai bất thường rất dễ nhận thấy khi sờ bụng. Bụng của sản phụ không có hình trứng mà bè ngang với đáy tử cung gần như nằm ngang rốn. Khi sờ nắn sẽ không thấy cực thai nằm ở đáy tử cung mà lại thấy đầu thai nhi ở một bên hông của mẹ và mông ở bên hông còn lại. Bên cạnh đó, nắn ở trên xương vệ cũng sẽ không thấy gì. Đồng thời, cũng cần xác định lưng thai nằm ở đâu. Nếu là lưng trước thì sẽ sờ thấy một mặt phẳng rắn chạy ngang dưới bụng và ngược lại, nếu là lưng sau thì chỉ sờ thấy lổn nhổn của các chi.

Trong thăm khám âm đạo, dấu hiệu quan trọng nhất là không thấy đầu lẫn mông thai nhi. Nếu cổ tử cung mở rộng và phần trình diện của thai xuống thấp hơn thì có thể sờ thêm được xương bả vai và xương đòn gánh. Trong trường hợp diễn tiến chuyển dạ đã lâu, ối đã vỡ, một vai của thai nhi có thể lọt chặt vào tiểu khung và thường đi kèm với sa một bàn tay, cánh tay vào âm đạo hay thò ra ngoài âm hộ mẹ.