Nguyên nhân chảy nước miếng khi ngủ

Muốn biết chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì, trước tiên cần tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường, nước bọt được bài tiết khi có kích thích từ bên ngoài như thức ăn, màu sắc và mùi vị món ăn, giờ giấc ăn, những hình ảnh, lời nói hay ý nghĩ liên quan đến việc ăn uống,… đặc biệt những đồ ăn có vị chua như me, xoài dễ khiến tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn. Ngoài những kích thích thông thường thì cũng có một số nguyên nhân khác khiến bạn ngủ hay chảy nước miếng:

  • Các vấn đề về thần kinh – tâm lý: Các bệnh lý về thần kinh như thần kinh hệ thực vật, rối loạn thần kinh,… sẽ khiến tuyến nước bọt bị kích thích và tăng tiết nhiều hơn kể cả khi ngủ. Ngoài ra, việc cơ thể bị stress, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, mệt mỏi và suy nhược cũng dễ khiến tình trạng ngủ hay chảy nước miếng thường xuyên xảy ra.
  • Thói quen ăn uống: Như đã đề cập, việc ăn uống và nghĩ đến thức ăn cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng khi ngủ chảy nước miếng. Tăng tiết nước bọt xuất hiện khi ngủ có thể do thường xuyên ăn nhiều món có gia vị cay như hồ tiêu, mù tạt, ớt… Bên cạnh đó, ăn quá no vào buổi tối cũng dễ khiến nước bọt tăng tiết khi ngủ.
  • Vấn đề về răng miệng: Tình trạng nước bọt không thể kiểm soát khi ngủ thường xuất hiện ở những người có các vấn đề về nha khoa như viêm họng, sâu răng, loét viêm mạc miệng,…
  • Vấn đề về tiêu hóa: Nhiều ghi nhận cho thấy ngủ hay chảy nước miếng cũng thường xuất hiện ở những những người bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày hoặc hành tá tràng,…
  • Ngoài những nguyên nhân trên thì rối loạn hệ nội tiết và uống một số thuốc,… cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng khi ngủ chảy nước miếng.

Ngủ bị chảy nước miếng là biểu hiện sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi ngủ chảy nước miếng quá mức cũng có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe ở hệ thần kinh, tiêu hóa và răng miệng, thậm chí là đột quỵ ở người lớn tuổi… mà bạn cần quan tâm.