1/ Do tính chất là luật cơ bản của nhà nước nên mỗi quốc gia chỉ có một bản Hiến pháp, các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được gọi là các tu chính án. Ở Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nước ta đã có bản Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, do yêu cầu nhiệm vụ lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước, đến nay nước ta đã có 05 lần sửa đổi, bổ sung một cách căn bản Hiến pháp nên thường nói là nước ta có 05 bản Hiến pháp, cụ thể là:
– Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 09 tháng 11 năm 1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, đánh dấu bước mở đầu cho lịch sử lập hiến Việt Nam đồng thời cũng là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Hiến pháp năm 1946 gồm có 7 Chương với 70 Điều – Hiến pháp của thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
– Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959, gồm có 10 Chương với 112 Điều – Hiến pháp của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam.
Xem thêm : NSFW là gì? Khi nào nên sử dụng NSFW?
– Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980, gồm có 12 Chương với 147 Điều – Hiến pháp của thời kỳ thống nhất đất nước, cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
– Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992, gồm có 12 Chương với 147 Điều – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, gồm 11 Chương với 120 Điều – Hiến pháp của thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Xem thêm : 15 món quà tặng học sinh thiết thực cho dịp đặc biệt
2/ *Quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các buổi họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri…
- Sử dụng quyền ngôn luận đúng pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.
* Vì nếu sử dụng quyền tự do ngôn luận mà ko tuân theo quy định của pháp luật thì công dân sẽ tự do ngôn luận một cách bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội và pháp luật là 1 phần trong cuộc sống của chúng ta.
3/ Vì Pháp luật là để điều chỉnh hành vi của con người, duy trì trật tự xã hội sẽ giúp mọi người có chuẩn mực chung để thống nhất và rèn luyện và sẽ bảo vệ được quyền lợi của mọi người. Nếu không có pháp luật thì chẳng có xã hội nữa.
– Luật pháp là do Nhà nước của giai cấp cầm quyền xây dựng nên để duy trì, quán lý xã hội nhằm bảo đảm lợi ích của gc cầm quyền(lợi ích của quốc gia đó). Được bảo đảm thực hiện bởi tòa án, cảnh sát và Quân đội. – Nếu không có pháp luật thì không cần Nhà nước, không có giai cấp, sẽ có xung đột lợi ích giữa các tập đoàn người.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp