Biến chứng và mức độ tổn thương tim
Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu còn tùy thuộc vào có gặp biến chứng hay không và mức độ tổn thương tim. Tỷ lệ sống sót sau 1 năm không biến chứng là 75,6% đối với bệnh nhân có tổn thương phức tạp và 81,1% đối với bệnh nhân có tổn thương nhẹ hơn.
- Năm 2023 là năm con gì, mệnh gì, hợp tuổi nào?
- Sản xuất – kinh doanh
- Cung Bọ Cạp nam – Tổng quan về tính cách, sự nghiệp, tình yêu
- Cách nhận biết mang thai trai hay gái theo dân gian
- Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây và cách quy luật cung cầu ảnh hưởng đến giá cả và hoạt động kinh doanh?
Tỷ lệ sống sót ngắn sau khi đặt stent mạch vành chủ yếu do nguyên nhân tái hẹp. Trong một nghiên cứu khác trên 2944 bệnh nhân được đặt stent mạch vành, tỷ lệ tái hẹp là khoảng 33,2% đối với những bệnh nhân có tổn thương phức tạp và 24,9% ở những trường hợp chỉ có tổn thương nhẹ. Tổn thương càng phức tạp thì nguy cơ tái hẹp càng cao và tiên lượng sống càng kém.
Bạn đang xem: Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu?
Với câu hỏi người đặt stent mạch vành sống được bao lâu, tiên lượng sẽ kém đi nếu bạn gặp phải một trong số các vấn đề sau đây:
- Tái hẹp: Đây là biến chứng phổ biến nhất sau khi đặt stent mạch vành. Nguy cơ tái hẹp động mạch cao hơn khi sử dụng stent kim loại trần thay vì dùng stent phủ thuốc.
- Hình thành cục máu đông: Cục máu đông có thể hình thành trong stent, làm tắc nghẽn động mạch, gây ra cơn nhồi máu cơ tim. Điều quan trọng là phải dùng aspirin kết hợp với một số loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ để giúp giảm nguy cơ đông máu.
- Chảy máu: Bạn có thể bị chảy máu ở chân hoặc cánh tay nơi đặt ống thông. Thông thường, điều này chỉ dẫn đến vết bầm tím, nhưng đôi khi chảy máu nghiêm trọng xảy ra và có thể cần truyền máu hoặc phẫu thuật.
- Nhồi máu cơ tim: Mặc dù hiếm gặp, nhưng bạn có thể bị nhồi máu cơ tim trong suốt quá trình thực hiện đặt stent.
- Tổn thương động mạch vành: Động mạch vành có thể bị rách hoặc vỡ trong quá trình làm phẫu thuật. Những biến chứng này có thể cần phẫu thuật bắc cầu động mạch khẩn cấp.
- Các vấn đề về thận: Thuốc nhuộm được sử dụng trong quá trình đặt stent mạch vành có thể gây tổn thương thận, đặc biệt ở những người đã có vấn đề về thận trước đó.
- Đột quỵ: Đột quỵ là một biến chứng cực kỳ hiếm gặp nhưng nguy hiểm trong quá trình đặt stent mạch vành. Thuốc chống đông máu được sử dụng để giảm nguy cơ đột quỵ.
- Nhịp tim bất thường: Trong suốt quá trình thực hiện đặt stent mạch vành, tim có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm. Tuy nhiên, những vấn đề về nhịp tim này thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu tùy thuộc vào tuổi tác và giới tính
Một nghiên cứu tại Brazil được tiến hành từ năm 1999 đến 2010 trên một nhóm 19.263 bệnh nhân (trong đó có 63,6% nam giới) được phân nhóm như sau: 20-49 tuổi, 50-69 tuổi và trên 70 tuổi. Kết quả như sau:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp