Quyền định đoạt của cá nhân trong khi lập di chúc nói riêng cũng như trong bất kỳ một lĩnh vực nào khác đều là biểu hiện của sự tự do ý chí. Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của người lập di chúc chính là tôn trọng quyền tự do ý chí của cá nhân.
Vậy theo quy định pháp luật Người lập di chúc có những quyền nào sau đây? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Bạn đang xem: Người lập di chúc có những quyền nào sau đây?
Quyền của người lập di chúc
Điều 648. Quyền của người lập di chúc “Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế,
3. Dành một phấp tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng:
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Điều 662. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.
Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc, thì di chúc đã lập và phân bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phân bổ sung mâu thuẫn nhau, thì chi phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
2. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới, thì di chúc trước bị huỷ bỏ.”.
Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng:
1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung vào bất cứ lúc nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia, nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.”
Phân tích các quyền của người lập di chúc
1. Chỉ định người thừa kế
Người được chỉ định trong di chúc thường là những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, họ là vợ hoặc chồng của người để lại di sản được xác định theo quan hệ hôn nhân; là con, cha, mẹ, anh chị em ruột của người để lại di sản được xác định theo quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, khi pháp luật đã cho phép người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế thì những người thừa kế được xác định trong di chúc không chỉ là những người nằm trong phạm vi nói trên.
Họ là những ai, trong hay ngoài diện thừa kế theo pháp luật đều có thể được, miễn rằng đó là ý chí thực sự tự nguyện của người lập di chúc. Vì vậy người lập di chúc có quyền chỉ định bất kỳ người nào, kể cả cơ quan tổ chức làm người thừa kế để hưởng di sản theo di chúc của mình.
2. Truất quyền hưởng di sản
Tôn trọng ý chí của người để lại di sản, pháp luật thừa kế của nước ta cho phép người lập di chúc phế truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế nào đó (nếu muốn).
Mặt khác, để bảo vệ quyền lợi chính đáng và thiết yếu cho một số người thừa kế theo pháp luật, BLDS đã hạn chế việc truất quyền của người lập di chúc đối với những người này. Vì BLDS chưa có quy định cụ thể như thế nào là truất nên hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau..
Có quan điểm cho rằng người lập di chúc không cho người thừa kế nào hưởng di sản theo di chúc thì người đó là người bị truất quyền. Theo quan điểm này thì có hai cách truất khác nhau:
– Truất quyền hưởng di sản được nói rõ: Là việc người lập di chúc tuyên bố một cách minh bạch trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản.
– Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ: Là việc người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người để hưởng toàn bộ di sản nhưng lại không nói gì đến những người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Khi đó người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản không được nói rõ.
3. Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế
Xem thêm : 5 cách gội đầu bằng vitamin B1, hỗ trợ giảm rụng và kích tóc mọc
Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiều hoặc hưởng di sản là hiện vật gì. Vì vậy, quyền phân định di sản của người lập di chúc được xem xét dưới ba góc độ và qua từng góc độ đó, việc phân chia di sản theo di chúc được tiến hành cho phù hợp với ý nguyện của người để lại di sản.
– Phân định tổng quát: Là trường hợp người lập di chúc không xác định rõ phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng. Theo góc độ này nếu trong di chúc chỉ có một người thừa kế thì toàn bộ di sản sẽ thuộc về người đó.
Nếu di chúc chỉ định nhiều người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người có tên trong di chúc. Nếu những người này có sự thoả thuận về việc hưởng di sản thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo sự thoả thuận đó.
– Phân định theo tỉ lệ: Là trường hợp trong di chúc đã nói rõ mỗi người thừa kế được hưởng một phần di sản theo một tỉ lệ nhất định số với tổng giá trị di sản.
Vì vậy, khi phân chia di sản theo di chúc thì mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỉ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia.
Nếu có phần di sản không còn do người thừa kế đã sử dụng hết hoặc đã định đoạt thì vẫn tính vào tổng giá trị khối di sản và người thừa kể nào đã sử dụng, định đoạt phần di sản đó sẽ bị khấu trừ khi nhận di sản.
Khi phân chia di sản, muốn xác định được phần tỉ lệ mà người thừa kế được hưởng là bao nhiêu, phải thực hiện việc định giá từng loại tài sản để xác định cụ thể giá trị của toàn bộ khối di sản.
4. Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Nghĩa vụ được hiểu theo ba góc độ sau đây:
– Trong trường hợp người để lại di sản có để lại một nghĩa vụ về tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kể nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của pháp luật, ai hưởng thừa kể người đó phải thực hiện.
Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Do đó nếu di chúc chỉ xác định một người thừa kế thì người thừa kế đó phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong phạm vi di sản.
Nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc thì tất cả những người đó phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trước khi chia di sản phải dùng di sản đó thực hiện các nghĩa vụ mà người chết để lại. Trong trường hợp di sản đã chia thì mỗi một người thừa kế phải thực hiện một phần nghĩa vụ tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận,
– Trong trường hợp người để lại thừa kế đã xác định rõ tỉ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng.
Phần nghĩa vụ vượt quá số di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận.
– Nếu người lập di chúc đã giao nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế thì riêng người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Tất nhiên, nếu có phần nghĩa vụ vượt quá số di sản mà người đó được hưởng thì những người thừa kế khác phải thực hiện tượng ứng với phần di sản mà họ được hưởng.
5. Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để di tặng
Di tặng là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong một di chúc.
Về nguyên tắc, hiệu lực của việc di tặng được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và dĩ nhiên là người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó.
Mặt khác, người nhận tài sản di tặng được coi là một bên trong hợp đồng tặng cho (dù hợp đồng đó chỉ được thực hiện sau khi người tặng cho đã chết) nên họ được hưởng di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
6. Quyền được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng
Điều 670 BLDS 2005 đã ghi rõ:
“1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di san dùng vào việc thờ cúng, thì di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng, nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng, thì những người thừa kế cử một người quản lý di san thờ cúng
Trong trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó, thì không được dành một phần di sản để thờ cúng”.
Xem thêm : CNXH – CNXH
Như vậy, việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là do ý muốn của người để lại thừa kế. Không ai có thể buộc một người phải dành một số di sản khi chết để con cháu lo việc cúng giỗ cho họ và tổ tiên của họ nhưng nếu bằng di chúc, người để lại di sản thể hiện ý nguyện như vậy thì ý nguyện đó phải được tôn trọng
7. Quyền sửa đổi, bổ sung, huy bỏ di chúc
– Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc quy định thêm một số vấn đề mà trong di chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn, rõ hơn.
Vì vậy, khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì cả di chúc đã lập và cả phần bổ sung đều có hiệu lực như nhau. Trong trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật (lúc này việc bổ sung di chúc đã chuyển hoá thành sự sửa đổi di chúc).
Trong BLDS không quy định điều kiện về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung di chúc. Vì thế, có thể hiểu rằng sự sửa đổi, bổ sung thực hiện theo hình thức nào cũng được, hoàn toàn không phụ thuộc vào hình thức của di chức đã lập, miễn rằng việc sửa đổi, bổ sung là ý chí tự nguyện, minh mẫn, hợp pháp của người lập di chúc.
– Huỷ bỏ di chúc là người đã lập di chúc lại bằng ý chí tự nguyện của mình truất bãi di chúc đã lập. Theo khoản 3 Điều 662 BLDS 2005 thì pháp luật chỉ xác định một trường hợp được coi là huỷ bỏ di chúc: Khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập.
8. Quyền thay thế di chúc
Khoản 3 Điều 662 BLDS 2005: “Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”. Như vậy theo quy định của pháp luật, khi người lập di chúc đã thay thế di chúc thì những di chúc trước hoàn toàn không còn hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên bản chất của việc thay thế di chúc là gì, trường hợp nào được coi là thay thế di chúc, là những vấn đề mà trong thực tế còn nhiều cách hiệu khác nhau.
Mặt khác, việc hiểu rõ bản chất để xác định trường hợp nào được coi là thay thế di chúc có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực trong việc giải quyết đúng đắn một vụ án.
9. Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
Để đảm bảo ý nguyện của mình không bị người khác xâm phạm, để tránh việc thất lạc, hư hỏng di chúc, người lập di chúc có thể gửi lại di chúc ở Công chứng Nhà nước hoặc gửi bất kỳ người nào mà mình tin tưởng giữ bản di chúc.
Quyền chỉ định người quản lý di sản của người lập di chúc không bị giới hạn về diện những người được chỉ định. Vì vậy, người được chỉ định trong di chúc về việc quản lý di sản có thể là một trong những người thừa kế theo luật của người đó nhưng cũng có thể là một người bất kỳ hoặc một cơ quan hay tổ chức nào đó.
Khi được xác định trong di chúc, người quản lý di sản là người có quyền đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế. Ví dụ: Khi dùng tài sản là di sản thừa kế để thế chấp hoặc cầm cố trong quan hệ vay vốn cho những người thừa kế.
Ngoài ra, người quản lý di sản có quyền hưởng thù lao đối với công việc quản lý di sản và mức thù lao được xác định theo sự thoả thuận giữa người đó với người thừa kế.
Bên cạnh các quyền nói trên, người được chỉ định trong di chúc về việc quản lý di sản có những nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 639 của BLDS 2005:
“a) Lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp huật có quy định khác.
b) Bảo quan di san, không được bán, trao đổi, tặng cho, cảm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.
c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế.
d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại.
đ) Giao lại tài sản theo yêu cầu của người thừa kế.”
Thông thường, khi xác định ai quản lý di sản thì người lập di chúc cũng chỉ định luôn người đó phân chia tài sản. Tuy nhiên cũng có thể người lập di chúc chỉ định hai người khác nhau để mỗi người thực hiện một trong hai công việc nói trên.
Dù là ai thì người phân chia di sản đều là người đứng ra phân chia di sản khi người để lại di chúc chết. Việc phân chia di sản phải tuân theo di chúc. Trong trường hợp di chúc không xác định cách phân chia di sản thì phải chia theo sự thoả thuận của những người thừa kế.
Người phân chia di sản chỉ được hưởng thù lao đối với công việc chia di sản và theo mức mà người để lại di sản đã xác định, nếu trong di chúc có cho phép hưởng thù lao. Trong trường hợp di chúc không xác định điều này nhưng nếu có sự thoả thuận của những người thừa kế thì người phân chia di sản vẫn được hưởng thù lao theo sự thoả thuận đó.
Việc xác định trong di chúc, như đã trình bày ở phần trước bao giờ cũng chỉ là ý chí đơn phương của một bên trong việc thiết lập giao dịch dân sự. Vì vậy, người được xác định phân chia tài sản có thể từ chối công việc đó nếu muốn và trong những trường hợp này những người thừa kế tự thoả thuận để cử ra người phân chia di sản.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp