Người mất năng lực hành vi dân sự là gì?
Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Bạn đang xem: Người mất năng lực hành vi dân sự là gì?
Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
>>>>> Tham khảo: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
Quy định pháp luật về người mất năng lực hành vi dân sự
Xem thêm : Cách giảm buồn nôn ốm nghén nhanh và hiệu quả nhất
Theo khoản 1 Điều 22 trên đây, người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần.
Khi cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Ví dụ: Sau tai nạn hoặc bị thảm họa thiên tai, nạn nhân do bị thương tích hay bị hoảng loạn không còn nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và tổ chức giám định pháp y tâm thần đã có kết luận chính thức thì mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Như vậy, do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác, những người này không có khả năng để nhận thức và hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, nên họ không có đủ khả năng để hiểu và làm chủ được hành vi của mình. Cho nên, mọi giao dịch dân sự của những người này đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.
Xem thêm : Bạn có biết tác dụng của cây xương rồng?
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Anh T là người mắc bệnh tâm thần nhưng sau thời gian điều trị đã khỏi bệnh, đã có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Khi có yêu cầu của anh T hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố anh T mất năng lực hành vi dân sự. Anh T có quyền tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.
Khoản 2 Điều 22 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.
Những người bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Việc tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người này phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự những người bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người người bị mất năng lực hành vi dân sự khi họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, BLDS đã quy định: khi tham gia dịch lưu dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp