Điều gì xảy ra nếu không còn thủ tục xin giấy chuyển viện?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video người nhà xin giấy chuyển viện được không

Ông B.V.T, 60 tuổi, đi khám tại một bệnh viện tuyến tỉnh ở Thái Bình, phát hiện có khối u tuyến giáp. Ông liên hệ một bệnh viện tuyến Trung ương để khám, được thầy thuốc khuyên nếu muốn được BHYT chi trả chi phí điều trị tối đa theo đúng mức hưởng ghi trên thẻ (80%) thì ông cần giấy chuyển viện từ Thái Bình lên.

Ông quay lại bệnh viện ở Thái Bình, bày tỏ mong muốn được chuyển tuyến. Tuy nhiên, cơ sở y tế trả lời bệnh viện có thể phẫu thuật điều trị được bệnh lý này, khuyên ông nên thực hiện tại địa phương, tiết kiệm chi phí. Ông T. không đồng ý, chấp nhận tự lên bệnh viện tuyến trung ương khám, điều trị trái tuyến.

Tổng chi phí cho lần phẫu thuật, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương của ông hết gần 40 triệu đồng, được BHYT chi trả 32% trong danh mục được chi trả (tức là 40% của mức hưởng 80% theo quy định). Nếu được chuyển tuyến thành công, ông chỉ mất vài triệu đồng, là chi phí ngoài danh mục BHYT chi trả và phần đồng chi trả của bệnh nhân (20%).

Ở một góc nhìn khác, bình luận trên VietNamNet, độc giả H.T kể lại câu chuyện của bản thân là bệnh nhân ung thư vòm họng đã điều trị ổn định từ năm 2019. Dù vậy, mỗi lần xin bệnh viện chuyển tuyến lên Bệnh viện K khám, các bác sĩ tuyến dưới lại gây khó khăn, trong khi trang thiết bị và trình độ thầy thuốc không thể tốt như tuyến trung ương.

“Nhiều người bạn tôi ở các tỉnh, thành khác có BHYT còn bị tuyến dưới giữ lại không cho chuyển tuyến, một số người chấp nhận khám không hưởng BHYT, rất bất bình”, độc giả chia sẻ.

Tương tự, độc giả L.L cũng cho hay nhiều bệnh nhân mãn tính phải điều trị tại bệnh viện chuyên khoa nhưng năm nào cũng phải xin giấy chuyển viện, rất mệt mỏi. “Chỉ là hình thức thôi nhưng vẫn phải làm”, độc giả L. bình luận.

W-thach-thao-14-1.jpg
Giấy chuyển tuyến không chỉ có ý nghĩa về mặt chuyên môn mà còn gắn liền với quyền lợi Bảo hiểm y tế. Ảnh minh hoạ: Thạch Thảo

Theo quy định của Bộ Y tế, giấy chuyển viện, chuyển tuyến là văn bản chuyên môn, cung cấp tóm tắt thông tin người bệnh trong đó có tình trạng bệnh, các xét nghiệm, kỹ thuật cận lâm sàng, thuốc…, lý do chuyển.

Chia sẻ với VietNamNet, giám đốc một bệnh viện tuyến Trung ương, nơi mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhân, trong đó rất nhiều ca được chuyển từ tuyến dưới lên và hàng nghìn ca từ các tỉnh lân cận Hà Nội đến khám, cho rằng giấy chuyển tuyến là công cụ giá trị để giữ vững hệ thống y tế và phân tuyến kỹ thuật. Bởi phân tuyến kỹ thuật là việc cần làm để đảm bảo mô hình y tế bền vững, phát triển đồng đều.

“Với tình hình hiện tại của y tế Việt Nam, nếu bỏ giấy chuyển viện, chuyển tuyến, để bệnh nhân tự đăng ký đi khám ở đâu cũng được thì sẽ phá vỡ hệ thống y tế”, vị giám đốc này nói.

Phân tích cụ thể, theo vị chuyên gia này, người dân thường có tâm lý lên bệnh viện tuyến trung ương vì niềm tin vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ thầy thuốc ở tuyến trên cao hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến tình trạng quá tải vốn đã khiến viện tuyến cuối đau đầu lại càng đau đầu hơn.

Nếu để bệnh nhân tự đi khám không cần giấy chuyển tuyến, các bệnh viện tuyến cuối vì quá tải sẽ không thể đáp ứng hết yêu cầu của bệnh nhân nên khó quản lý; hơn nữa bệnh viện càng gặp khó trong việc dự trù, lập kế hoạch từ thuốc men, vật tư…

Hiện nay, các tình huống không cần dùng giấy chuyển viện như bệnh nhân cấp cứu như tai nạn giao thông, các bệnh lý cấp tính đều được hưởng chế độ cấp cứu theo quy định của BHYT. Bệnh nhân không cần quay về cơ sở để xin giấy chuyển viện. Đối với Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân cấp cứu tới bệnh viện vẫn hưởng chế độ theo quy định của BHYT.

Về tình huống nếu bệnh nhân có Bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám ở bất cứ cơ sở y tế nào, Tiến sĩ Nguyễn Khuyến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình (bệnh viện tuyến thành phố ở Hà Nội), đặt câu hỏi: “Nếu người dân tự do đổ dồn lên tuyến trên, y tế cơ sở sẽ đi về đâu khi không thể phát triển?”.

Bởi theo ông, khi người bệnh chỉ lựa chọn tuyến trên, tuyến dưới sẽ giảm khả năng tiếp cận và phát triển chuyên môn. Khoảng cách trình độ chuyên môn kỹ thuật của tuyến trên và tuyến dưới sau hàng chục năm kéo gần sẽ bị đẩy xa hơn.

Hơn nữa, theo ông Khuyến, nếu để bệnh nhân “tự do” đi khám ở bất kỳ viện nào và cũng được BHYT thanh toán đầy đủ, sẽ có nguy cơ dẫn tới việc các bệnh viện lựa chọn bệnh nhân vì hiện các bệnh viện hầu hết đều tự chủ.

“Trường hợp bệnh nhân được bệnh viện tuyến trên nhận vào điều trị thì không sao, nếu không được nhận, họ lại phải đi viện khác, hoặc bị trả về tuyến dưới. Như vậy, bỏ được giấy chuyển viện, nhưng bệnh nhân lại luẩn quẩn lên trung ương rồi lại quay về địa phương”, ông Khuyến đặt vấn đề.

Bên cạnh đó, khi đi khám, không phải ai cũng biết mắc bệnh đó nên đến cơ sở y tế nào để thăm khám. Do đó, giấy chuyển viện, chuyển tuyến do bác sĩ điều trị giới thiệu sẽ là định hướng phù hợp. Nếu bỏ giấy chuyển tuyến, người dân dễ rơi vào tình trạng “lạc trong siêu thị vì không biết vào quầy nào sẽ mua được đúng mặt hàng cần mua”.

Với bệnh nhân nặng và khó, vượt quá khả năng điều trị chắc chắn ở địa phương, hầu hết bác sĩ bệnh viện tuyến dưới không dám giữ bệnh nhân lại vì bất kỳ mục đích gì, thậm chí phải “chuyển non” vì an toàn người bệnh. Ảnh minh hoạ: Thạch Thảo.

Theo dõi những bình luận của độc giả gửi về VietNamNet liên quan đề nghị bỏ giấy chuyển tuyến, chuyển viện, Tiến sĩ Khuyến bày tỏ sự thông cảm với những bức xúc này. Tuy nhiên, ông cho rằng cần làm rõ hai vấn đề: “Bệnh nhân không được chuyển tuyến” hay “không được chuyển tuyến theo đúng ý bệnh nhân”.

Với bệnh nhân nặng và khó, vượt quá khả năng điều trị chắc chắn ở địa phương, hầu hết bác sĩ bệnh viện tuyến dưới không dám giữ bệnh nhân lại vì bất kỳ mục đích gì, thậm chí phải “chuyển non” vì an toàn người bệnh.

“Nhưng có những bệnh nhân sốt 39 độ C vừa nhập viện, chưa kịp nằm xuống giường bệnh đã nằng nặc đòi chuyển tuyến trên ngay; hoặc bệnh nhân chỉ có u bã đậu nhỏ, có thể cắt ngay tại viện tuyến tỉnh nhưng vẫn muốn đi lên tuyến Trung ương, rất vô lý”, một lãnh đạo bệnh viện tỉnh phía Bắc cho biết.

Bức xúc của bệnh nhân cũng có thể đến từ việc bệnh viện tuyến dưới buộc bệnh nhân phải trực tiếp tới khám mới đồng ý chuyển viện. Thực tế, nhiều bệnh nhân tự lên tuyến Trung ương khám trái tuyến, có chỉ định nhập viện, liền nhờ các kênh để xin giấy tuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới nhưng lại không muốn về khám trực tiếp. Điều này là sai quy định vì không được chuyển tuyến khống.

Mấu chốt của vấn đề này là do bệnh nhân không tin bác sĩ. Thực tế, bệnh nhân vừa muốn bác sĩ giỏi, bệnh viện lớn, lại không muốn mất tiền (có thẻ BHYT). Với những trường hợp đó, sau khi giải thích gia đình vẫn không đồng ý, không ít thầy thuốc sẽ đồng ý ký giấy chuyển viện với lý do chuyển: Theo nguyện vọng gia đình.

Lý giải điều này, Tiến sĩ Khuyến cho rằng khi bệnh nhân không tin bác sĩ, không yên tâm, việc điều trị rất dễ thất bại vì bệnh nhân không hợp tác, không tuân thủ phác đồ điều trị.

Tiến sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E (Hà Nội), cũng nhận định trong tình hình hiện nay, chưa thể bãi bỏ giấy chuyển viện.

“Hiện nay các ý kiến về giấy chuyển viện đều có các khía cạnh đúng. Tuy nhiên, nếu bỏ giấy chuyển tuyến sẽ ‘loạn’, khó kiểm soát. Bởi bỏ giấy chuyển tuyến bệnh nhân sẽ có tâm lý lên tuyến trên, tuyến dưới không có khả năng tiếp cận chuyên môn, tạo khoảng cách ngày càng xa giữa các tuyến y tế. Giấy chuyển tuyến còn liên quan tới việc quản lý chi phí của cơ sở khám chữa bệnh như quỹ BHYT, không còn giấy chuyển viện khó quản lý chi phí khám chữa bệnh”, ông nhận định.

Giải pháp giúp giấy chuyển tuyến không là ‘miếng mồi béo bở’ w thach thao 8 1 172