Thi hành công vụ là gì? Ai được coi là người thi hành công vụ?

1. Thi hành công vụ là gì?

Thi hành công vụ có nghĩa là quản lý hoặc thực thi pháp luật hoặc thực hiện các trách nhiệm chính thức của một quan chức được bầu của Liên bang, Tiểu bang hoặc địa phương. Quản lý luật bao gồm nghiên cứu liên quan đến luật do công chức quản lý. Việc thực thi các trách nhiệm chính thức không bao gồm việc thu hút các khoản tiền hoặc chi tiêu cho hoặc trên một nửa số ứng cử viên cho các chức vụ nhà nước hoặc chính phủ hoặc một đảng chính trị.

Trong đó, thuật ngữ công vụ vừa được nhắc đến thì được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau do đó được hiểu theo các phạm vi rộng hẹp khác nhau. Tuy nhiên, hiên nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa một cách rõ ràng và chính sách về công vụ là gì? Do đó, công vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau như:

– Công vụ được hiểu theo cách chung nhất là hoạt động phục vụ lợi ích công cộng.

– Công vụ được hiểu theo nghĩa hẹp thì lại là hoạt động của nhà nước.

Hai quan niệm vừa nêu ở trên đã được rất nhiều quốc gia sử dụng để hiểu về công vụ. Dưới đây có một số cách hiểu về công vụ:

2. Thi hành công vụ được dịch sang tên tiếng Anh là gì?

Thi hành công vụ được dịch sang tên tiếng Anh là: “Performing official duties”.

3. Ai được coi là người thi hành công vụ?

Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ quy định về người thi hành công vụ như sau:

“1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội”.

Như vậy, có thể thấy rằng, trên cơ sở quy định tại nghị định này thì người thi hành công vụ bao gồm:

– Cán bộ;

– Công chức;

– Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức;

– Cá nhân có thẩm quyền giao nhiệm vụ, quyền hạn.

Ngoài ra, quy định tại Khoản 2 Điều 3 tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định về người thi hành công vụ như sau:

“2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án”.

Còn theo như quy định tại luật này người thi hành công vụ được xác định là:

– Người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng;

– Người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo như quy định của Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì người được quy định là người thi hành công vụ là những chủ thể mà tác giả đã liệt kê ở trên.

4. Các dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ:

Tối chống người thi hành công vụ được cấu thành bởi các dấu hiệu cơ bản sau:

– Thứ nhất, về khách thể: được xác định là những hành vi xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ. Từ các hành vi đó sẽ tiến tới việc xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.

+ Người đang thi hành công vụ được xác định là đối tượng mà tội phạm này tác động đến. Mà ở đây, người thi hành công vụ lại được xác ddnhj là các chủ thể được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định. Ví dụ: cảnh sát giao thông, cán bộ thuế, bộ đội biên phòng,….)

+ Một người để được xác định là người đang thi hành công vụ thì người đó phả được biết đến là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Còn nếu người đang thi hành công vụ được xác định là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.

– Thứ hai, khách quan, là việc một người có hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật như dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác thì sẽ trở thành người phạm tội chống người thi hành công vụ. Đồng thời theo như quy định Bộ luật hình sự có quy định về những vũ lực dùng trong trường hợp này không thuộc trường hợp tại Điều 93, 104 Bộ luật này.

Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:

+ Một người dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém…) là hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ.

+ Một người dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… là hành vi đe doạ dùng vũ lực với người thi hành công vụ. Tuy nhiên, sự đe doạ này được xác định khi sự đe dọa đó có thật và người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.

+ Một người có hành vi khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ là hành vi cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật

+ Hay người đó có hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ… sẽ thuộc quy định về việc chống người thi hành công vụ bằng các thủ đoạn khác.

Nếu như người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật thì người này được xác định là người phạm tội chống người thi hành công vụ.

Đối với với người chống người thi hành công vụ mà có hành vi gây thương tích hoặc làm chết cán bộ thi hành công vụ, theo như quy định tại Chương XII Bộ luật hình sự (tội cố ý gây thương tích, tội giết người…) thì người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm đucợ quy định trong Bộ luật này.

– Thứ ba, hành vi chủ quan của người chống người thi hành công vụ được xác định là lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật.

– Thứ tư, chủ thể được xác định là người chống người thi hành công vụ được xác định là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Như vậy, có thể thấy rằng, những người có hành vi như tác giả đã nêu ra ở trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo như quy định của Bộ luật Hình sự.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ ;

– Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.