Bệnh nhân tiểu đường có ăn được lạc không?

1. Bệnh tiểu đường cần nắm rõ những điều gì?

Trước khi có được câu trả lời chính xác cho việc tiểu đường có ăn được lạc không hay bệnh tiểu đường có ăn được lạc không, bất kỳ bệnh nhân nào cũng phải nắm rõ những điều cần đặc biệt lưu ý đối với bệnh tiểu đường. Cụ thể như sau:

– Người béo sẽ bị tiểu đường tuýp 2 là không đúng. Do cân nặng hay béo phì, có thể một người sẽ có khả năng mắc tiểu đường cao, nhưng đó chỉ là yếu tố nguy cơ, không phải là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Vì có một vài trường hợp, người bị tiểu đường tuýp 2 không thừa cân hay béo phì.

– Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể cảm nhận được lượng đường trong máu cao hay thấp qua các triệu chứng như yếu, mệt mỏi, khát nước. Tuy nhiên các dấu hiệu này phải thực sự rõ rệt thì mới dễ dàng cảm nhận, vì vậy cho dù có hay không những điều trên, bệnh nhân cũng phải kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết của mình.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được lạc không? 1
Người mắc bệnh tiểu đường có nhiều điều cần chú ý (ảnh: Internet)

– Bất kỳ người nào phát hiện mức đường trong máu cao hay đường trong nước tiểu đều phải được chăm sóc đặc biệt dưới sự tư vấn của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết.

– Người bị tiểu đường có thể ăn kẹo và socola bình thường nếu biết kết hợp chúng với việc tập thể dục và ăn chúng như một phần của bữa ăn lành mạnh.

– Người bị tiểu đường khi bị cảm lạnh sẽ khó kiểm soát bệnh tiểu đường hơn, có nguy cơ biến chứng cao.

Đặc biệt chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường phải lành mạnh và cực kỳ cẩn thận trong việc chọn lựa thực phẩm. Nên ưu tiên các loại rau, ngũ cốc nguyên hạt chứa ít muối và đường, chất béo bão hòa hoặc chuyển hóa.

Căn cứ vào những điều chú ý trên, có thể thấy người mắc bệnh tiểu đường không chỉ phải kiểm soát các thói quen sinh hoạt mà còn phải thường xuyên chăm sóc, duy trì ổn định chế độ ăn, các thực phẩm bổ sung phải đúng liệu lượng.

Vậy trong các số loại thực phẩm được nhắc đến ở trên, liệu người tiểu đường có ăn được lạc không? Vì lạc vốn là món ăn quen thuộc và hay được sử dụng thay thế cho món chính, nhiều món rau, món nộm cũng có thành phần là lạc. Đó là lý do vì sao nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường xuyên thắc mắc bị tiểu đường có ăn được lạc không.

2. Thành phần và công dụng của lạc

Thành phần

Mỗi hạt lạc chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau như:

– Chất béo: thành phần này trong hạt lạc được phân vào nhóm hạt dầu, vì vậy trên thế giới có một số lượng lớn được thu hoạch để làm dầu phộng. Trong lạc có đến 44 – 56% chất béo, chủ yếu là không bão hòa đa và đơn, tạo nên axit oleic và linoleic.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được lạc không?
Lạc là một thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng (ảnh: Internet)

– Carbohydrate: Lạc chứa lượng carbohydrate thấp chỉ khoảng 13 – 16% nhưng do giàu tính đạm, ít đường, giàu chất béo, nên có chỉ số đường thấp.

– Chất đạm: Lạc có khoảng 22 – 30% calorie, vì vậy được coi là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, nhưng vì thành phần chủ yếu là arachin và conarachin lại dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

– Vitamin và khoáng chất bao gồm: Niacin, magie, vitamin E, thiamin, phốt pho…

Công dụng

Bảo vệ tim mạch:

Lạc có chứa nhiều dinh dưỡng gồm magie, đồng, đồng, axit oleic và nhiều chất chống oxy hóa như resveratrol có lợi cho việc cân bằng nội tiết tố, giảm cholesterol, trong gan phân giải thành muối mật, từ đó tang bài tiết nó. Điều này rất có lợi cho tim mạch.

Tác dụng tốt cho phổi và trị ho

Chất béo trong lạc có khả năng chữa bệnh phổi và chữa các chứng ho hen, đờm, ho ra máu.

Chống lão hóa

Catechin hoặc lysine trong lạc nếu được bổ sung cho cơ thể có khả năng ngăn ngừa lão hóa, nhiều người còn gọi lạc bằng tên gọi “quả trường sinh”.

3. Bệnh nhân tiểu đường có ăn được lạc không?

Lạc có rất nhiều giá trị và thành phần tốt cho cơ thể, đặc biệt là giàu đạm, ít đường, giàu chất béo và chất xơ, có chỉ số đường thấp (dùng để đo thời gian lượng đường vào máu sau khi ăn) nên khá thích hợp cho những người bị đái tháo đường.

Trước đây có thời gian lạc bị coi là thực phẩm làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, vì vậy nhiều người thắc mắc tiểu đường có ăn được lạc không, họ không biết việc ăn lạc có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đại học Harvard đăng trên tạp chí Hội Y khoa Mỹ cho thấy, chất béo trong lạc chủ yếu thuộc loại chưa bão hòa, giúp cải thiện độ ổn định của insulin và đường máu.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được lạc không? 3
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được lạc không? (ảnh: Internet)

Đồng thời do lạc có tác dụng khống chế cảm giác thèm ăn nhờ vào những thành phần dinh dưỡng đa dạng và tạo cảm giác no lâu cũng sẽ giúp giảm nguy cơ tăng cân béo phì dẫn đến tiểu đường.

Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bản thân người bệnh cần mua được loại lạc chất lượng, bảo quản tốt, tránh gây hư hỏng, mốc, mất vệ sinh.

4. Tiểu đường thai kỳ có ăn được lạc không?

Đối với người phụ nữ thì lạc là một trong những nguồn thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất cần thiết cho cơ, có chức năng chống lão hóa và đẹp da. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì lạc giúp lợi sữa nhất là với những sản phụ thiếu sữa, lạc chứa nhiều dầu béo và protein, bởi vậy nếu lượng sữa mẹ không đủ thì việc sử dụng sữa đậu phộng để nuôi dưỡng bé cũng khá hiệu quả.

Còn đối với tiểu đường thai kỳ có ăn được lạc không thì còn phải tùy vào sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ở mức độ được kiểm soát, việc ăn lạc cũng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như sản phụ bình thường.

Như vậy tiểu đường có ăn được lạc không hay tiểu đường thai kỳ có ăn được lạc không đã có câu trả lời cho riêng mình. Tùy vào tình hình bệnh, người bệnh phải điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen cho phù hợp.

Bạn đang xem bài viết: “Bệnh nhân tiểu đường có ăn được lạc không?” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/