1. Nhà tuyển dụng tiếng anh là gì
Nhà tuyển dụng tiếng anh là “employer” hoặc “recruiter”, đây vốn là một thuật ngữ thông dụng được sử dụng rất nhiều trong phỏng vấn xin việc nói riêng.
- [GIẢI ĐÁP] Mang thai ăn khổ qua được không? Bà bầu 4, 5 tháng ăn khổ qua được không?
- Ý nghĩa số 8 trong biểu đồ ngày sinh. Ưu nhược điểm, lời khuyên
- Bộ luật Hammurabi được khắc trên đá bằng chữ viết nào? Đúng nhất
- Lịch âm 16/6, tra cứu âm lịch hôm nay ngày 16/6/2023 là ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên 16/6/2023
- Mua Bán Hóa Đơn Bị Xử Lý Như Thế Nào
Ngoài từ trên thì nhà tuyển dụng tiếng anh còn có thể được thay thế bằng các từ khác trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ: trong hoàn cảnh đi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng chính là người phỏng vấn để tuyển chọn ứng viên ứng tuyển. Vì vậy có thể dùng từ “interviewer” để diễn đạt trong tình huống này.
Bạn đang xem: Nhà tuyển dụng tiếng anh là gì và những điều cần biết
Tuyển dụng (recruit) chính là quá trình tìm kiếm, kết nối giữa người lao động và người có nhu cầu sử dụng lao động, quá trình này sẽ kết thúc khi người sử dụng lao động tìm thấy ứng viên phù hợp cho nhu cầu của mình. Thị trường lao động hiện nay với nguồn lực khá dồi dào, nhân lực không hề thiếu. Nhưng để tuyển chọn được nguồn nhân lực chất lượng cao là cả một quá trình của nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng chính là bên thực hiện quá trình tuyển dụng. Vì vậy họ chủ động xác định vị trí cần ứng tuyển (vacancy), công việc cụ thể của vị trí đó, những kỹ năng cần có để đảm nhận công việc. Họ có quyền đưa ra những yêu cầu (requirement) của mình đối với người đi xin việc để tìm kiếm người đem lại hiệu quả cao nhất.
2. Những phong cách nhà tuyển dụng
Là người ở thế chủ động trong quan hệ lao động và là người định hướng sự phát triển của doanh nghiệp, vậy nên mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu riêng, phong cách phỏng vấn riêng để kết nối và tìm kiếm người ứng tuyển phù hợp với công việc và môi trường làm việc vào công ty mình. Dưới đây là một số phong cách của nhà tuyển dụng ban có thể gặp.
2.1. Phong cách phỏng vấn lạnh lùng
Những nhà tuyển dụng lạnh lùng thông thường đưa ra ít câu hỏi nhưng lại có độ khái quát cao và bạn cần phải trình bày nhiều vấn đề để giải quyết câu hỏi đó. Việc bạn trình bày, thể hiện chiếm nhiều thời gian trong quá trình phỏng vấn. Mặc dù nhận được thái độ thờ ơ thì bạn vẫn nên cố gắng nỗ lực trong việc trình bày của mình. Vì thực chất, các nhà tuyển dụng vẫn đang nghe bạn nói đấy, họ không rảnh tới mức tổ chức phỏng vấn nếu nó không cần thiết và quan trọng đâu. Đây là cách họ vừa tiếp nhận thông tin bạn trả lời cũng vừa đánh giá thái độ của bạn với người có thể trở thành đồng nghiệp. Điều họ cần là người ứng tuyển khiến họ ấn tượng và bạn phải giải quyết câu hỏi “tại sao họ nên tuyển dụng bạn” để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng. Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi: “bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty chúng tôi” bạn hãy trả lời thật nhiệt tình, chân thành để ghi điểm trong mắt họ.
Hơn nữa với thái độ lạnh lùng, thờ ơ cũng là một cách để nhà tuyển dụng đo lường sự nhiệt tình của bạn đối với công việc. Vì vậy nếu gặp trường hợp này hãy luôn giữ cho mình tâm thế tự tin và tinh thần chiến đấu với thử thách để chinh phục nhà tuyển dụng bằng những ưu điểm của bản thân hoặc đặt những câu hỏi đắt giá.
Xem thêm: Bạn đã biết cách xử lý thông minh khi đến muộn phỏng vấn
2.2. Phong cách phỏng vấn điều tra
Khác với phong cách lạnh lùng, thờ ơ thì nhà tuyển dụng ở phong cách này lại đưa ra rất nhiều câu hỏi cho bạn vừa để tiếp nhận thông tin và để xác minh độ chính xác những gì bạn đề cập trong đơn xin việc và cv. Từ đó, đo lường sự trung thực về bằng cấp, kỹ năng, trình độ và nhiệt huyết của bạn.
Tuy nhiên khi nhận được nhiều câu hỏi dồn dập chắc chắn bạn sẽ cảm thấy áp lực và hoang mang nếu như không chuẩn bị tinh thần từ trước. Vì vậy, đây như một cách mách bài cho bạn để bạn có thể dự liệu những điều có thể xảy ra. Sự chủ động này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình phỏng vấn.
Hãy cố gắng chú ý lắng nghe câu hỏi và xác định trọng tâm. Cảm giác hồi hộp có thể khiến bạn vừa nghe câu hỏi đã quên ngay thì lúc ý hãy hít thở thật sâu lấy lại bình tĩnh và yêu cầu nhà tuyển dụng hỏi lại. Đồng thời các câu hỏi có thể có cùng nội dung chỉ là cách hỏi khác nên bạn cũng cần linh hoạt cách trả lời. Đương nhiên trước khi đến phỏng vấn bạn cũng phải tự chuẩn bị trước như đọc những câu hỏi phỏng vấn hay nhất hay suy nghĩ xem mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì, kinh nghiệm làm việc trước đây.
2.3. Phong cách phỏng vấn dọa dẫm
Với vị trí là người đi phỏng vấn, bạn chắc chắn có những bỡ ngỡ và chưa hiểu rõ về công việc cũng như quy trình và cách tiến hành công việc đó. Với tâm thế như vậy mà phải đối mặt với nhà tuyển dụng có phong cách dọa dẫm thì nghĩ thôi đã thấy lo lắng và đáng sợ rồi phải không?
Có một mẹo giúp bạn trấn an tinh thần khi gặp những nhà tuyển dụng phong cách này chính là thay vì nghĩ đó là những lời dọa dẫm, bạn hãy nghĩ nhà tuyển dụng đang nói cho bạn biết về những áp lực và khó khăn trong công việc có thể gặp phải. Như một cách vẽ ra bức tranh chân thực để bạn có nhận thức đúng nhất, gần gũi nhất với công việc sắp tới, chuẩn bị cho mình tâm thế sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Xem thêm : Làm lý lịch tư pháp ở đâu TPHCM?
Hơn nữa, những lời dọa dẫm này có thể là những kinh nghiệm từng trải của người phỏng vấn đã đúc rút ra trong quá trình làm việc thực tế. Họ như đang truyền đạt kinh nghiệm để giúp bạn rút ngắn thời gian làm quen công việc.
Còn đối với nhà tuyển dụng, đây là cách để biết được ý chí của người ứng tuyển có thể chịu được áp lực công việc cao hay không? Xử lý tình huống có khéo léo và nhanh nhạy hay không? Để là căn cứ đánh giá, xét tuyển, cân nhắc bạn vào vị trí ứn tuyển.
Xem thêm: Có nên ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn? Tìm hiểu ngay
Việc làm bán hàng
2.4. Phong cách thân thiện
Đọc đến đây chắc hẳn các bạn sẽ có cái nhìn hơi bi quan về những phong cách tuyển dụng trên thì đây lại là phong cách mà được các bạn mong chờ nhất ở nhà tuyển dụng.
Bởi khi phỏng vấn với các nhà tuyển dụng này, bạn sẽ được giảm tải áp lực trong lần đầu gặp gỡ, từ đó giúp bạn trấn an tinh thần và bình tĩnh hơn để trả lời và xử lý những tình huống.
Nhưng đừng vì sự thân thiện mà bạn lơ là việc phỏng vấn của mình mà chuyển cuộc phỏng vấn sang cuộc trò chuyện. Bởi nếu làm vậy thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người có sự tập trung kém và có phần hơi thiếu nghiêm túc đối với công việc của mình. Nên hãy tiết chế việc chia sẻ trò chuyện của mình nhé!
3. Một số bí quyết giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Với những hiểu biết về phong cách nhà tuyển dung, bạn đã trang bị cho mình những thông tin cơ bản và cũng như chuẩn bị tâm lý cho mình ứng phó với các nhà tuyển dụng. Để giúp bạn tiến gần hơn với việc trúng tuyển và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy theo dõi một số bí quyết sau đây.
– Trang phục phù hợp chỉnh chu sẽ là ánh nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng ở bạn. Không cần quá trang trọng và lộng lẫy, hãy tạo chọn cho mình bộ cánh lịch sự, thanh lịch. Trang phục công sở là sự lựa chọn tối ưu trong cuộ gặp này. Thông thường nam nên mặc áo sơ mi hoặc vest, nữ có thể mắc quần tây hoặc chân váy công sở với áo sơ mi.
– Lời nói, cử chỉ chuyên nghiệp. Nội dung nói đi thẳng vào trọng tâm vấn đề tránh lan man. Ngôn ngữ sử dụng trong sáng và lịch thiệp, tránh dùng từ lóng, từ địa phương. Cử chỉ tự nhiên thay vì bạn ngồi cứ đờ một tư thế. Hãy ngồi thẳng và nhìn người đối diện, sử dụng ngôn ngữ cơ thể bằng cách chuyển động tay linh hoạt. Hãy cười một chút để tạo sự thân thiện và cũng giúp mình lấy tinh thần nhé.
– Biết lắng nghe cũng là một kỹ năng gây ấn tượng với nhà tuyển. Mặc dù đồng ý bạn là người ứng tuyển và phải thể hiện những ưu điểm của bản thân. Nhưng những lúc nhà tuyển dụng nhận xét, góp ý bạn nên lắng nghe. Nếu có những điều bạn không đồng ý thì bạn cũng nên lắng nghe và chờ họ nói xong rồi mới nêu ý kiến. Tránh việc cắt ngang lời, nói tranh lời sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng. Và nếu như cuộc phỏng vấn của bạn là cuộc phỏng vấn online. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn qua skype vì hiện có nhiều công ty sử dụng skype để phỏng vấn hoặc câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại để đỡ bỡ ngỡ nhé.
– Chủ động cũng là một cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bởi điều này cho thấy bạn là người xứng đáng với vị trí này thay vì rụt rè, thiếu tự tin. Sự chủ động này có thể được thể hiện qua việc bạn gửi câu hỏi tới nhà tuyển dụng.
Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng để thể hiện sự chủ động và gây ấn tượng với những câu hỏi có nội dung xoay quanh các vấn đề dưới đây.
Xem thêm : Bị sốt nóng lạnh thì phải làm gì?
Những câu hỏi về công việc liên quan đến mô tả công việc (nếu bạn chưa nắm rõ hoặc muốn tìm hiểu thêm);
+ Mục tiêu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở vị trí này;
+ Thời gian làm việc; các quy định, tiêu chuẩn khi đi làm;
+ Khó khăn trong công việc là gì;
+ Những kỹ năng quan trọng nhất cần trong công việc;
+ Thời kỳ bận rộn nhất trong năm?
Những câu hỏi về tổ chức như công ty có bao nhiêu nhân viên (nếu là công ty lớn thì hãy thu nhỏ phạm vi câu hỏi về phòng ban); ai là người hướng dẫn bạn? Khó khăn bạn có thể tìm đến ai?
Bên cạnh những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc thì cũng có những câu bạn nên tránh. Không nên hỏi những câu hỏi đóng, tức những câu hỏi chỉ cần giải quyết, trả lời một cách đơn giản theo kiểu “có” hoặc “không”.
Đừng bao giờ hỏi những câu hỏi mang nội dung cơ bản mà ban phải tìm hiểu và chuẩn bị như là
+ Công ty hoạt động trong lĩnh vực gì?
+ Công ty thành lập lâu chưa?
Trên đây là những thông tin mà bài biết làm rõ về nhà tuyển dụng tiếng anh là gì, những kiểu phong cách của nhà tuyển dụng và bí quyết để chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục việc làm nhé!
Việc làm nhanh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp