Lợi nhuận độc quyền (monopoly profit) là gì?

Có thể nói, vấn đề lợi nhuận độc quyền là một vấn đề tương đối trừu tượng nhưng lại rất quan trọng và tồn tại liên tục trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều người thắc mắc Khái niệm lợi nhuận độc quyền là gì, thực tế câu trả lời không đơn giản như một số người nghĩ mà còn phức tạp hơn thế. Hi vọng rằng, qua bài viết này, độc giả có thể hiểu rõ hơn về lợi nhuận độc quyền là gì và những vấn đề xoay quanh câu hỏi trên.

Lợi Nhuận độc Quyền (monopoly Profit) Là Gì

Lợi nhuận độc quyền (monopoly profit) là gì?

1. Độc quyền là gì?

Để hiểu rõ lợi nhuận độc quyền là gì? Trước tiên ta cần tìm hiểu độc quyền là gì. Theo đó, độc quyền đề cập đến hiện tượng trên thị trường khi một công ty hoặc một nhóm doanh nghiệp liên doanh với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp một sản phẩm nhất định nào đó, thống trị lĩnh vực hoặc ngành.

Độc quyền có thể được coi là kết quả cực đoan của chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do kinh tế khi không có bất kỳ hạn chế hoặc rào cản nào. Nhờ thế, một công ty hoặc một nhóm các doanh nghiệp có thể tự do phát triển, trở nên đủ lớn để sở hữu tất cả hoặc gần như toàn bộ thị trường (hàng hóa, vật tư, hàng hóa, cơ sở hạ tầng và tài sản) cho một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Thuật ngữ độc quyền thường được sử dụng để mô tả một thực thể có quyền kiểm soát toàn bộ hoặc gần như toàn bộ thị trường, thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường.

Ví dụ về độc quyền: Trên thực tế, các công ty công nghệ lớn trên thế giới như Google và Facebook đang phải đối mặt với rất nhiều đơn kiện và cáo buộc về vấn đề độc quyền trên thị trường hiện nay.

2. Nguyên nhân xuất hiện sự độc quyền

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến độc quyền, nhưng chủ yếu xuất phát từ các lý do sau đây:

– Độc quyền là kết quả của quá trình cạnh tranh

  • Doanh nghiệp nào kinh doanh kém hiệu quả có những bước đi sai lệch trong kinh doanh sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn dẫn đầu, chiếm lĩnh thị phần và có thể bị đào thải ra khỏi cuộc chơi.
  • Trong quá trình cạnh tranh nếu tất cả các doanh nghiệp nhỏ lẻ, phát triển kém bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do và chỉ còn lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó tất nhiên chiếm vị thế độc quyền.

– Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường

  • Nhiều doanh nghiệp trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó, ví dụ về độc quyền là các địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp nước sạch trên địa bàn địa phương mình.
  • Với những ngành được coi là chủ đạo quốc gia, chính phủ thưởng tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước. Có lẽ không có ai phản đối rằng, quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ nắm giữ, vì nó liên quan đến an ninh đất nước.
  • Nhưng có nhiều ngành khác thì sự độc quyền của nhà nước lại không dễ thuyết phục đến như vậy. Ví dụ, ngành hàng không ở Việt Nam gần như độc quyền trong thị trường nội địa, trong khi nhiều nước khác có sự góp mặt của nhiều hãng lớn cạnh tranh gay gắt với nhau.

– Do chế độ bản quyền đối với sáng chế, phát minh và sở hữu trí tuệ

  • Một cơ chế được dùng để bảo vệ quyền lợi của nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc vào hoạt động nghiên cứu, triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội là chế độ bản quyền.

– Sở hữu được một nguồn lực đặc biệt

  • Việc nắm giữ một nguồn lực, khả năng đặc biệt nào đó giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường.

– Có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất

  • Do các tính chất đặc biệt của lĩnh vực có lợi tức tăng dần theo quy mô làm cho việc có nhiều hãng cùng cấp cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả.

Bên cạnh đó, hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất. Từ đó, biến nó thành một hàng rào hữu hiệu để ngăn cản những hãng mới xâm nhập vào thị trường. Đây được gọi là độc quyền tự nhiên.

3. Lợi nhuận độc quyền là gì?

Lợi nhuận độc quyền (monopoly profit) là lợi nhuận dài hạn trên mức bình thường mà nhà độc quyền thu được. Lợi nhuận độc quyền phát sinh khi một công ty có quyền kiểm soát thị trường có thể định giá cao hơn tổng chi phí trung bình.

Trong một tình huống cạnh tranh thông thường, không công ty nào có thể đưa ra mức giá cao hơn quá nhiều so với chi phí biên khi sản xuất sản phẩm và nếu có công ty nào làm thế, họ sẽ dễ dàng mất khách hàng vào tay các công ty ra giá thấp hơn. Hay nói cách khác, các công ty mới (start-up) sẽ đạt được lợi nhuận khi sử dụng mức giá thấp hơn (gần với chi phí cận biên của nó) và thành công cướp được khách hàng từ tay các công ty tính giá cao hơn.

Tuy nhiên, do chiếm được vị trí độc quyền nên các công ty độc quyền không phải lo lắng về việc mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh, nên họ có thể ra mức giá độc quyền cao hơn đáng kể so với chi phí cận biên của mình, và giúp họ có được lợi nhuận kinh tế cao hơn đáng kể so với lợi nhuận bình thường thường thấy trong ngày. Lợi nhuận kinh tế cao mà một công ty độc quyền thu được được gọi là lợi nhuận độc quyền.

Tóm lại, sự tồn tại của một công ty độc quyền sẽ dẫn đến sự tồn tại của một mức giá độc quyền và lợi nhuận độc quyền và những thứ đó phụ thuộc vào sự tồn tại của các rào cản gia nhập: những rào cản này ngăn cản các công ty khác tham gia vào ngành và lấy đi lợi nhuận của họ.

4. Thế nào là lợi nhuận độc quyền cao?

Ngoài câu hỏi lợi nhuận độc quyền là gì? Thì lợi nhuận độc quyền cao cũng là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc.

Lợi nhuận độc quyền cao là lợi nhuận mà tư bản độc quyền thu được trong thời kì đế quốc chủ nghĩa do các tổ chức độc quyền có địa vị chi phối nền kinh tế. Đây là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong thời kì đế quốc chủ nghĩa; lợi nhuận siêu ngạch cao hơn lợi nhuận bình quân mà các tổ chức độc quyền thu được do quy định được giá bán cao hơn giá trị và giá mua thấp hơn giá trị.

Các nguồn tạo ra lợi nhuận độc quyền cao bao gồm giá trị thặng dư bóc lột được của công nhân trong các xí nghiệp độc quyền có mức bóc lột cao hơn so với các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư mà xí nghiệp độc quyền xén bớt của các xí nghiệp không độc quyền; một phần thu nhập của nông dân và những người sản xuất hàng hoá nhỏ khác thông qua hệ thống giá cánh kéo; lao động thặng dư, thậm chí cả một phần lao động cần thiết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước thuộc địa và phụ thuộc. Các nguồn đó của lợi nhuận độc quyền cao tạo ra cơ sở kinh tế khách quan cho sự hình thành mặt trận rộng rãi các lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, không những trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi thế giới.

5. Những hạn chế về độc quyền

Như đã giải đáp cho câu hỏi lợi nhuận độc quyền là gì, có thể thấy độc quyền là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không lành mạnh, không được định hướng và điều chỉnh rõ ràng, khiến cho cạnh tranh mang tính độc quyền phát triển và cuối cùng là độc quyền ra đời. Sự độc quyền làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng. Một số hạn chế chủ yếu của độc quyền như:

Giá cả độc quyền cao hơn mức giá trung bình

Như đã nói ở trên, các công ty độc quyền không phải lo lắng về việc mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh, nên họ có thể ra mức giá độc quyền cao hơn đáng kể so với chi phí cận biên của mình, khiến cho người tiêu dùng phải đối mặt với mức giá “trên trời”.

Các công ty độc quyền có ít động lực hơn để hoạt động hiệu quả

Không có cạnh tranh, các nhà độc quyền có thể tạo ra lợi nhuận mà không cần nhiều nỗ lực, do đó nó có thể dẫn đến tình trạng phi hiệu quả.

Thiếu động lực đổi mới

Việc thiếu tính cạnh tranh trên thị trường đối với các nhà độc quyền có thể khiến họ có ít động lực hơn để làm việc và đổi mới sản phẩm hiện tại, cũng như phát triển các sản phẩm tốt hơn. Ví dụ như Amazon, ông lớn này đã phải thành lập nhiều đơn vị nhỏ trong công ty để duy trì tính cạnh tranh và khiến các công nhân cảm thấy có trách nhiệm với công việc của mình.

Thiếu sự lựa chọn

Trong một thị trường độc quyền, người tiêu dùng không có quá nhiều sự lựa chọn. Điều này đôi khi sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu và không hài lòng với sự lựa chọn bắt buộc.

Các công ty độc quyền có thể giành được quyền lực chính trị và khả năng định hình xã hội theo cách phi dân chủ và không thể vượt qua

Điều này đặc biệt đúng với những gã khổng lồ về công nghệ thông tin, những người có ảnh hưởng cao đến xã hội và sự lựa chọn của người dân. Ngày càng có nhiều lo ngại về ảnh hưởng của Facebook, Google và Twitter vì chúng ảnh hưởng đến việc truyền bá thông tin trong xã hội.

File Photo: A Combination Photo From Files Of Facebook Google And Twitter Logos

Lợi nhuận độc quyền (monopoly profit) là gì?

6. Những câu hỏi liên quan đến vấn đề lợi nhuận độc quyền là gì?

Lợi ích của độc quyền là gì?

– Tiết kiệm chi phí nhờ quy mô sản xuất lớn.

– Khả năng chi phí thấp hơn nhờ có nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn.

– Khả năng tạo phát minh và sản phẩm mới.

Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Giá cả độc quyền thấp là gì?

Giá cả độc quyền là giá của hàng hoá, dịch vụ chỉ do một tổ chức, cá nhân bán, mua trên thị trường; hoặc là giá hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên kết với nhau, chiếm lĩnh phần lớn thị phần độc quyền trên thị trường, có sức mạnh chi phối giá cả thị trường.

Bài viết trên đây của ACC đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi lợi nhuận độc quyền là gì. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. Ngoài ra, liên quan đến bài đọc trên độc giả có thể tham khảo bài viết Lợi nhuận trên vốn cổ phần là gìCơ cấu vốn là gì? Điều chỉnh cơ cấu vốn như thế nào?