Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm ổn định cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự hài hòa giữa các mối quan hệ xã hội… Vậy nhà nước là gì?
Nhà nước là gì?
Định nghĩa nhà nước là gì
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm Nhà nước và mỗi cách tiếp cận sẽ có một khái niệm mang ý nghĩa riêng cũng như phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu riêng.
Bạn đang xem: Nhà nước là gì? Nhà nước có nguồn gốc thế nào?
Ăngghen khi nghiên cứu về nguồn gốc của nhà nước đã cho rằng, Nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể giải quyết. Nhà nước có vai trò làm giảm bớt và ổn định các xung đột giai cấp.
Nhà nước là gì theo chủ nghĩa Mác – Lênin
Còn theo Lênin thì Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
I. Kant lại tiếp cận nhà nước từ quan niệm về pháp luật và trật tự pháp luật, ông cho rằng: Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng pháp luật.
Nhà nước bao gồm những người không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất àm Nhà nước được tổ chức ra để quản lí xã hội, điều hành mọi hoạt động của xã hội.
Sự ra đời, tồn tại của nhà nước trong đời sống xã hội là tất yếu trước nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm, thiên tai, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Nhà nước được xem như cơ quan quyền lực tối cao của xã hội nhưng lại bị chi phối bởi những kẻ mạnh, lực lượng này dùng nhà nước vừa thực hiện việc điều hành các hoạt động chung của xã hội, vừa làm lợi riêng cho giai cấp mình.
Như vậy Nhà nước có thể hiểu là Nhà nước:
– Là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp
– Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính – lãnh thổ
– Có bộ máy quyền lực công
– Có chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình
– Có quyền quy định các loại thuế bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Đặc điểm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thứ nhất, là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Thứ ba, giữa nhà nước với công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
Thứ tư, là nhà nước dân chủ, đảm bảo phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân.
Thứ năm, là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ sáu, là nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một Đảng lãnh đạo, là Đảng Cộng sản.
Thứ bảy, là nhà nước yêu hòa bình, muốn làm bạn với các dân tộc trên thế giới
Nguồn gốc Nhà nước thế nào?
Nhà nước ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Do xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.
Đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành:
– Nhà nước chủ nô
– Nhà nước phong kiến
– Nhà nước tư sản
– Nhà nước vô sản (còn gọi là Nhà nước xã hội chủ nghĩa)
Nguồn gốc nhà nước được hình thành từ các yếu tố khác nhau theo các quan điểm khác nhau.
– Học thuyết tôn giáo, thần quyền (Thiên Chúa giáo, Nho giáo,…) cho rằng Nhà nước ra đời là do ý muốn của thượng đế và người làm vua của một nước là người do thượng đế lựa chọn.
– Học thuyết gia trưởng lại cho rằng Nhà nước ra đời là do sự hình thành, phát triển của gia đình. Mỗi gia đình sẽ có 01 người đứng đầu – người đó là gia trưởng, mỗi dòng tộc có 01 người đứng đầu – người đó là tộc trưởng.
– Học thuyết khế ước xã hội: Nhà nước ra đời do việc những người cùng nhau ký kết tạo nên một thỏa thuận/khế ước, để tất cả cùng sinh sống, hoạt động trong khuôn khổ đó.
Theo học thuyết Mác – Lênin thì nguồn gốc ra đời của Nhà nước gắn liền với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Nhà nước ra đời trước nhu cầu cần một tổ chức quyền lực đặc biệt đủ mạnh để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội khi có sự xung đột và đầu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, quyết liệt. Nhà nước sẽ có nhiệm vụ điều tiết xã hội, bảo vệ các lợi ích chung trong xã hội.
Chức năng của nhà nước
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của Nhà nước được phân thành các chức năng sau:
– Chức năng đối nội
Là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước, đó là chứ năng như
+ Chức năng kinh tế
+ Chức năng xã hội
+ Chức năng trấn áp
+ Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Chức năng đối ngoại
Xem thêm : Lệ phí cấp mới và cấp đổi biển số xe định danh là bao nhiêu?
Là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong mối quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác. Đó là những chức năng như:
+ Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược
+ Chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.
Căn cứ vào hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Đó là các chức năng như:
– Chức năng kinh tế:
Là chức năng của mọi nhà nước và chức năng này được Nhà nước thực hiện nhằm củng cố, cũng như bảo vệ cơ sở tồn tại của Nhà nước, đồng thời ổn định, phát triển kinh tế.
– Chức năng xã hội:
Là toàn bộ hoạt động của Nhà nước trong việc tổ chức, quản lý các vấn đề đời sống xã hội như giáo dục, y tế, lao động, việc làm,… Những hoạt động này nhằm góp phần củng cố, bảo vệ lợi ích chung và bảo đảm sự phát triển ổn định, an toàn và hài hoà của toàn xã hội.
– Chức năng trấn áp:
Trong trường hợp có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp của Nhà nước để chống lại sự phản kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại của nhà nước, bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị.
– Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược:
Là chức năng đặc trưng của các Nhà nước: chủ nô, phong kiến, tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước, nhằm mục đích xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột sức lao động…
– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức
Để thực hiện chức năng này, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp nhằm phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác nhằm đảm bảo ổn định, trật tự xã hội và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
– Chức năng bảo vệ đất nước:
Đây là chức năng các Nhà nước phải thực hiện nhằm bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến nanh xâm lược, các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài.
– Chức năng thiết lập quan hệ với các nước khác:
Là chức năng được thực hiện nhằm thiết lập các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… với các quốc gia khác trên thế giới để phát triển kinh tế, giáo dục… trong nước, đồng thời có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề có tính chất quốc tế.
Ngoài ra, chức năng nhà nước còn có thể được phân loại theo những căn cứ khác.
Ví dụ như:
Dựa vào bản chất của nhà nước, thì chức năng của nhà nước được phân chia thành:
– Chức năng thể hiện tính giai cấp
– Chức năng thể hiện tính xã hội
Dựa vào mục đích thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành:
– Chức năng cai trị
– Chức năng phục vụ
Dựa vào hình thức thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành:
– Chức năng lập pháp
– Chức năng hành pháp
– Chức năng tư pháp…
Hiểu thế nào về bộ máy Nhà nước?
Bộ máy Nhà nước là gì?
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
Bộ máy Nhà nước gồm các cơ quan như:
– Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp trung ương gồm: Quốc hội, Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, TAND tối cao, VKSND tối cao.
Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà nước có quyền quyết định các vấn đề quan trọng, là cơ quan lập pháp.
– Cơ quan nhà nước ở địa phương thì gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Bộ máy Nhà nước được Nhà nước trao quyền để thay mặt nhà nước giải quyết các công việc. Chức năng của bộ máy nhà nước cũng được xác định dựa trên chức năng của Nhà nước và có hai chức năng chính là đối nội và đối ngoại.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp
Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 bao gồm:
– Quốc hội:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Xem thêm : Sinh con năm 2024 tháng nào tốt? Hợp với bố mẹ tuổi gì?
– Chủ tịch nước:
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội.
– Chính phủ:
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
– Tòa án nhân dân:
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
– Viện Kiểm sát nhân dân:
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
– Chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Cơ quan nhà nước là gì?
Mỗi cơ quan nhà nước có số lượng người nhất định, có thể gồm 01 người (Nguyên thủ quốc gia ở nhiều nước) hoặc 01 nhóm người (Quốc hội, Chính phủ…).
– Tổ chức, hoạt động của cơ quan Nhà nước do pháp luật quỵ định về vị trí, tính chất, nhiệm vụ, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động…
– Mỗi cơ quan Nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng được pháp luật quy định.
Ví dụ: Quốc hội có chức năng lập pháp, quyết định những vai trò quan trọng của đất nước, Tòa án có chức năng xét xử các vụ án.
Cơ quan nhà nước có quyền:
+ Ban hành các quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung hoặc quyết định cá biệt và là những quyết định có giá trị bắt buộc mỗi cá nhân, tổ chức liên quan phải tôn trọng hoặc thực hiện.
+ Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các quyết định cơ quan có thẩm quyền ban hành
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sửa đổi, bổ sung/thay thế các quyết định đó
+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, bao gồm cả biện pháp cưỡng chế Nhà nước để bảo đảm thực hiện các quyết định đó.
Tài sản nhà nước là gì?
Bộ luật Dân sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định các quyền về nhân thân, tài sản của cá nhân, tổ chức, theo đó, mục 2 chương XIII Phần 2 của Bộ luật này quy định về các hình thức sở hữu đó là:
– Sở hữu toàn dân
– Sở hữu riêng
– Sở hữu chung.
Không có hình thức sở hữu Nhà nước.
Tuy nhiên, Điều 197 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân như sau:
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Như vậy, pháp luật dân sự không có quy định về tài sản của Nhà nước mà chỉ có quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu như các tài nguyên thiên nhiên, tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 đã được thay thế bởi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định:
1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
Như vậy, Luật mới thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã bỏ cụm từ “tài sản nhà nước” và thay thế bằng cụm “tài sản công” để phù hợp hơn với quy định của pháp luật dân sự về các hình thức sở hữu, hướng tới các tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Có thể thấy, pháp luật chỉ quy định tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Các tài sản công gồm:
– Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
– Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
– Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
-Tài sản công tại doanh nghiệp;
– Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
HieuLuat vừa giải đáp thông tin cho Nhà nước là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp