Cách mạng Tân Hợi – Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa

Cuộc Cách mạng Tân Hợi hay còn được gọi là Cách mạng Trung Quốc, đây là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tại Trung Quốc do tầng lớp trí thức cấp tiến lãnh đạo nhằm mục đích lật đổ triều đình Mãn Thanh. Vậy, cuộc cách mạng này diễn biến ra sao? Nguyên nhân, tính chất, kết quả và ý nghĩa của cuộc Cách mạng này sẽ được chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc sau đây.

Nguyên nhân bùng nổ cuộc Cách mạng Tân Hợi

Cuộc Cách mạng bùng nổ do nhân dân Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn với chế độ phong kiến. Ngòi nổ của cuộc cách mạng là do nhà Thanh đã trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc nước ngoài, bỏ qua quyền lợi dân tộc. Nhân cơ hội đó quân Đồng Minh hội đã phát động phong trào đấu tranh.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy cách mạng Tân Hợi năm 1911

Sơ đồ tư duy cách mạng Tân Hợi năm 1911

Diễn biến

Ngày 09/05/1911, chính quyền Mãn Thanh đã đưa ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. Từ đây các nước đế quốc sẽ chính thức được trao quyền kinh doanh đường sắt. Quyền lợi của dân tộc và nhân dân Trung quốc bị bán rẻ. Sự kiện này đã chính thức châm ngòi cho cuộc Cách mạng Tân Hợi bùng nổ.

Vào ngày 10/10/1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa tại Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng bùng nổ và lan rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Quốc sau khi giành thắng lợi.

Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội tổ chức cuộc họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập nên Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu trở thành Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc đứng đầu Chính phủ lâm thời,. Tại Quốc dân Đại hội, Hiến pháp lâm thời được thông qua. Công dân được Hội công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng. Tuy nhiên khi so với Cương lĩnh của Đồng minh hội, hội không vẫn không đề cập vấn đề liên quan đến ruộng đất của nông dân.

Một số lãnh đạo của Đồng minh hội nhận thấy bước đầu cuộc Cách mạng đã chủ trương thương lượng được với đại thần triều đình Mãn Thanh là Viên Thế Khải. Trong cuộc thương lượng, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức sau khi ép được vua Thanh thoái vị. Tháng 2/1912, Tôn Trung Sơn chính thức từ chức.

Đến tháng 3 năm 1912, Viên Thế Khải lên nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 chính thức chấm dứt. Chế độ phong kiến quân phiệt quay trở lại nắm quyền làm chủ Trung Quốc.

Tính chất cuộc Cách mạng Tân Hợi

Xét về mặt tính chất, Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản vì do tầng lớp tư sản lãnh đạo. Quần chúng nhân dân chính là động lực chính nhằm lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu. Sau khi cuộc cách mạng thành công, giai cấp tư sản đã lập nên chế độ Cộng hòa, nắm toàn quyền thống trị thay cho giai cấp Phong kiến. Hơn thế nữa, cuộc cách mạng còn chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế đã tồn tại lâu đời tại Trung Quốc. Từ đó mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có nhiều ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tại Châu Á.

Kết quả và ý nghĩa

Kết quả

Chế độ phong kiến của triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc bị lật đổ, thành lập ra Trung Hoa Dân quốc, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời tại Trung Quốc.

Mọi công dân đều được công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng. Tuy nhiên đây lại là một cuộc cách mạng không triệt để.

Ý nghĩa

Cách mạng Tân Hợi 1911 là một cuộc Cách mạng Dân chủ Tư sản đầu tiên nổ ra tại Trung Quốc. Cuộc Cách mạng đã vạch ra đường lối và giai cấp lãnh đạo cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu.

Chấm dứt được chế độ quân chủ chuyên chế, lật đổ triều đại Mãn Thanh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng còn mang lại quyền tự do bình đẳng cho cho nhân dân và có ảnh hưởng to lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á

Một số hạn chế của Cách mạng Tân hợi năm 1911 là gì?

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng Dân chủ Tư sản, do tầng lớp trí thức cấp tiến thuộc giai cấp tư sản lãnh đạo. Với mục đích lật đổ Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này vẫn còn một số mặt hạn chế, cụ thể:

Giai cấp lãnh đạo Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản gây ra mâu thuẫn. Chính vì vậy, cuộc Cách mạng không động viên, kêu gọi được đông đảo quần chúng nông dân cùng đồng lòng tham gia.

Không thủ tiêu được giai cấp phong kiến một cách triệt để mà chỉ thỏa hiệp. Minh chứng cho việc này đó là Tôn Trung Sơn đã trao lại chính quyền cho Viên Thế Khải sau khi vua Mãn Thanh thoái vị.

Cuộc Cách mạng Tân Hợi còn là nơi xảy ra nhiều cuộc tàn sát một cách man rợ, không thương tiếc của người Hán nhắm vào người Mãn.

Không trực tiếp đánh vào các đế quốc xâm lược, điều này đồng nghĩa với việc không dám đấu tranh giành lại quyền lợi dân tộc. Cuối cùng vẫn cấu kết với Viên Thế Khải để lật đổ Mãn Thanh.

Lực lượng cách mạng không có đủ sức mạnh để đụng chạm đến các quân phiệt thừa cơ cát cứ tại một số địa phương sau khi Mãn Thanh sụp đổ. Sau đó các quân phiệt này đã chống phá chính phủ và quay sang tranh đấu lẫn nhau. Điều này đã đẩy Trung Quốc rơi vào thời kỳ nội chiến kéo dài suốt 40 năm.

Ngoài ra, lực lượng lãnh đạo của Cách mạng Tân Hợi còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, vì vậy không có sự phối hợp chắc chắn.

Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc đến châu Á như thế nào?

Có thể nói rằng, cuộc cách mạng Tân Hợi đã tạo nên lịch sử chưa từng có tại Trung Quốc. Cuộc Cách mạng đã góp phần cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản của các nước châu Á. Nó không chỉ phản ánh được nguyện vọng tự do dân chủ của nhân dân Trung Quốc mà còn phản ánh được bước chuyển mình tất yếu của lịch sử, cái mới thay thế cho cái cũ.

Thắng lợi của cuộc cách mạng Tân Hợi không chỉ đã kết thúc chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2.000 năm tại Trung Quốc mà còn gây chấn động phương Đông, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các dân tộc châu Á. Cách mạng đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á như: Ấn Độ, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,.. Đặc biệt trong đó có Việt Nam, điển hình là tinh thần đấu tranh và định hướng con đường cứu của các nhà cách mạng Việt Nam tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,…

Vì sao cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Trên thực tế đây là cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, chống lại chủ nghĩa đế quốc của nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên bản chất của nó lại là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để bởi những lý do sau:

Chính phủ vẫn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân nghèo. Chính vì vậy phong trào cách mạng đã không nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân trên cả nước.

Không trực tiếp tấn công đến các nước đế quốc xâm lược. Chỉ thỏa hiệp cùng với Viên Thế Khải để lật đổ Mãn Thanh, sau đó lại tiếp tục để chế độ phong kiến một lần nữa được thiết lập.

Không thủ tiêu được toàn bộ giải cấp phong kiến, bản thân lãnh đạo Đồng minh hội lại tự chủ động kết thúc cuộc Cách mạng Tân Hợi bằng cách Tôn Trung Sơn từ chức, giao lại chính quyền vào tay đại thần triều đình phong kiến.

Có thể nói, Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là một trong những cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này đã loại bỏ chế độ phong kiến cổ hủ để thành lập nên chế độ dân chủ theo chế độ và tư tưởng mới. Ngoài ra còn có sức ảnh hưởng to lớn đối với phong trào Cách mạng dân tộc dân chủ tại Việt Nam sau này.