Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí
Trong sản xuất công nghiệp
Bạn đang xem: Giảm thiểu ô nhiễm không khí ở Việt Nam – Bài 2: Nguyên nhân và hậu quả
Các nhà máy và các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều là một trong những lý do khiến cho khói, bụi và khí thải độc hại như CO, CO2, SO2,… từ quá trình sản xuất gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trên diện rộng.
Những khu công nghiệp này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cho các “làng ung thư” được hình thành.
Mưa axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp không xử lý thải đúng cách gây nên.
Trong sản xuất nông nghiệp
Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính từ nông nghiệp đó là từ chăn nuôi gia súc: Trâu, bò, ngựa, lợn,…thải ra khí metan và amoniac, việc đốt rơm rạ trên những cánh đồng cũng sản sinh ra khí metan.
Khí thải metan góp phần vào việc hình thành ozone ở tầng bình lưu, là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp. Khí metan cũng là một loại khí đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu mạnh. Việc đốt rơm rạ trên những cánh đồng tạo ra khói, bụi làm phát sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường, gây cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Chúng tạo ra các hạt bụi mịn, ảnh hưởng sinh hoạt bình thường của người dân. Nó không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho những vùng xung quanh.
Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học và các loại phân tươi trong các hoạt động nông nghiệp cũng phát sinh ra khí độc hại amoniac gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu hít phải nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng), gấy ức chế thần kinh tạo nên cảm giác khó chịu cáu gắt, gây đau thắt ngực, khó thở.
Phương tiện giao thông
Với số lượng các phương tiện giao thông ngày càng tăng cao và di chuyển dày đặc nên lượng khí thải từ ô tô, xe máy xả thải ra ngoài môi trường cũng vô cùng nhiều. Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông này thường sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động khiến lượng khí thải thải ra môi trường cũng ngày gia tăng. Đây là một trong những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
Nhất là đối với những phương tiện cũ với máy móc hoạt động lâu đời thì lượng khí thải càng lớn.
Thông thường, các phương tiện giao thông thường xả ra không khí các chất độc hại như CO, NO2, SO2, VOC,… Theo một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), các phương tiện giao thông chiếm đến 23,34% lượng carbon mỗi năm.
Nhưng ngày nay các nước phát triển như Mỹ, Nhật,… đã sử dụng các phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng cho dịch vụ di chuyển như là tàu đện từ hay xe điện đồng cực từ tính,… để tránh gây ô nhiễm.
Hoặc xây dựng các cơ sở sản xuất, cơ sở công nghiệp ở các quốc gia đang phát triển khác. Đây là hoạt động thúc đẩy bảo vệ môi trường ở chính quốc gia họ.
Tuy nhiên, điều này khó được cải thiện ở quốc gia chưa và đang phát triển. Khi mà các phương tiện giao thông còn lỗi thời, chưa đủ kinh phí nhà nước đầu tư vào dịch vụ công. Cũng như mong muốn được hợp tác với các quốc gia phát triển khiến họ phải đánh đổi.
Thu gom, xử lý rác thải
Hiện nay, một bộ phận người dân vẫn còn rất thiếu ý thức trong việc xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường, điều này đã làm cho rác thải không được tập kết và xử lý đúng như quy định, khiến cho mùi hôi thối phát tán ra bên ngoài. Bên cạnh đó, một phần cũng do các phương pháp xử lý rác thải thủ công ở nước ta hiện nay làm cho không khí trở nên ô nhiễm trầm trọng hơn.
Hộ gia đình
Một trong những nguồn ô nhiễm không khí chính là bắt nguồn từ các hộ gia đình, đặc biệt là vùng nông thôn hiện nay ở Việt Nam thì nhiều gia đình vẫn giữ thói quen đun nấu bằng bếp củi, đốt các nhiên liệu hóa thạch, gỗ, phân động vật, một lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp, chủ yếu là rơm, rạ và trấu.
Điều này chính là nguyên nhân sinh ra các lượng khí độc như CO, CO2, NOx, SOx,… làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cũng như chất lượng không khí hàng ngày của con người. Việc đốt các các nhiên liệu hóa thạch, gỗ, phân động vật rơm, rạ, trấu tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm gây hại cho sức khỏe, bao gồm các hạt vật chất (PM), metan, carbon monoxide, hydrocarbon và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Đốt cháy dầu hỏa trong khi thắp sáng bằng đèn dầu cũng tạo ra lượng khí thải đáng kể của các hạt mịn và các chất ô nhiễm khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện có khoảng 3 tỉ người vẫn nấu ăn bằng nhiên liệu rắn như gỗ, rơm rạ, than tổ ong, dầu hỏa và phân động vật. Hầu hết những người này đều nghèo và sống ở các nước thu nhập thấp, trung bình.
Xây dựng các cơ sở hạ tầng
Việc xây dựng các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, chung cư ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh chính là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí nặng nề.
Xem thêm : Sữa tươi nguyên kem
Các vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình thi công nếu không được che chắn cẩn thận thì các bụi bẩn sẽ vương vãi ra bên ngoài môi trường và là một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường luôn luôn mang đến sự ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Tiêu điểm là ở Hà Nội, có những ngày chỉ số không khí cho thấy bụi mịn bao phủ hoàn toàn Hà Nội, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người dân.
Khi vận chuyển vật liệu, cho dù được che chắn kỹ lưỡng thì các bụi bẩn cũng sẽ vương vãi ra môi trường và gây ô nhiễm. Chưa kể, đối với những trường hợp không được che chắn sẽ bị rơi vật liệu ra đường, gây nguy hiểm và sản sinh lượng khói bụi khổng lồ có thể cản trở các phương tiện cùng lưu thông trên đường. Do vậy, việc chú ý che chắn đúng cách khi vận chuyển vật liệu là bắt buộc phải làm.
Bên cạnh những nguyên nhân do con người tạo ra thì cũng có một số nguyên nhân đến từ tự nhiên.
Do gió bụi
Đây là một trong những tác nhân gây ra chủ yếu và lan truyền ô nhiễm môi trường theo diện rộng.
Chính gió bụi mang không khí ô nhiễm ở khu vực này lan sang cáckhu vực khác. Đa phần các bụi bẩn, các chất khí thải được gió đẩy xa.
Do đó mà việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng không khí ở các vùng lân cận không được duy trì.
Lượng khí thải khi chưa được thông qua xử lý, khi gặp phải các cơn gió nó sẽ đưa các hạt bụi bẩn này đi xa hàng trăm kilomet. Từ đây, sự ô nhiễm cũng sẽ được lan ra một diện rộng hơn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và con người.
Từ lốc xoáy, bão
Bão, lốc xoáy trở thành một trong những yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường. Xét về bản chất, các hiện tượng thời tiết này có khả năng sinh ra khí NOx. Do đó mà có thể kèm theo những bụi mịn (PM10, 5)khi xảy ra bão cát. Bụi mịn có trong không khí làm chất lượng không khí giảm, gây ra ô nhiễm.
Núi lửa phun trào
Hiện tượng núi lửa phun trào sẽ làm cho các khí lưu huỳnh, clo, metan,… ở sâu bên trong lớp dung nham bị đẩy ra ngoài, việc này cũng chính là tác nhân khiến cho không khí ngày một ô nhiễm nặng nề.
Cháy rừng
Cháy rừng là một trong những nguyên nhân làm cho lượng Nitơ Oxit ở trong không khí tăng lên một cách đột ngột và đáng kể. Nhất là những đám cháy có quy mô lớn, thời gian dập tắt chúng thường lâu hơn và vì thế mà lượng Nitơ Oxit cũng hòa vào không khí nhiều hơn.
Vào thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa là giai đoạn mà bầu trời xuất hiện nhiều lớp sương mù dày đặc khiến cho lớp bụi mịn không thể nào thoát ra được và gây nên tình trạng ô nhiễm không khí ở nhiều khu vực.
Từ hiện tượng nghịch nhiệt
Hiện tượng này thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa. Khi đó, các biến đổi đột ngột của nhiệt độ làm cho khí hậu, độ ẩm biến đổi, từ đó mang đến sự tác động đến chất lượng không khí.
Hiện tượng nghịch nhiệt tạo ra lớp sương mù tầng thấp. Làm các chất gây ô nhiễm trong không khí bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất, gây ô nhiễm. Trong khi nó không được làm sạch nhanh chóng.
Bên cạnh đó, còn nhiều các yếu tố khác cũng là nguyên nhân tự nhiên gây ô nhiễm không khí. Như là chất phóng xạ, sóng biển, các quá trình phân hủy xác động – thực vật,…
Nhưng đây đều là những yếu tố khách quan nên khó có thể ngăn chặn và loại bỏ chúng. Do đó mà con người cần tác động, làm các yếu tố này chuyển biến, mang đến sự cải thiện, hoặc ngăn chặn để chúng hạn chế tác động làm ô nhiễm không khí.
Hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra
Ô nhiễm môi trường không khí gây ra rất nhiều hậu quả cho động, thực vật và con người. Chúng là tác nhân gây nên cái chết cho hàng triệu người mỗi năm.
Tác hại đối với động thực vật
Các hợp chất nguy hiểm như: SO2, NO2, CO… có trong không khí ô nhiễm làm tắc nghẽn khí quản và giảm hệ miễn dịch của động vật.
Ngoài ra, hợp chất HF còn làm các cây ăn trái rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính.
Khói bụi, các hóa chất nguy hại từ khu công nghiệp khiến cho không khí bị ô nhiễm có thể gây ra mưa axit.
Hiện tượng mưa axit có khả năng giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất và phá hoại mùa màng. Mưa axit cũng làm thay đổi chất lượng nguồn nước sông, suối, hồ. Các hợp chất hóa học cũng có khả năng kết hợp với nước có trong không khí. Đồng thời theo mưa đến các hợp chất này cũng thấm xuống đất gây ra những tác hại khó lòng cứu vãn. Điều này có thể làm chết hàng loạt động vật và thực vật. Những hóa chất độc hại còn có khả năng ngấm vào chuỗi thức ăn gây ra tình trạng ngộ độc.
Làm ô nhiễm môi trường nước và tổn hại đến các sinh vật dưới nước.
Tác hại đối với con người
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí đối với con người là rất nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường không khí chính là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư…. ngàycàng tăng.
Theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca. Chúng còn khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: Tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Theo đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 chính là thủ phạm gây ra nhiều ca tử vong nhất. Vì chúng có kích thước rất nhỏ, nên dễ đi vào các nang trong phổi gây nên các bệnh về hô hấp. Bụi mịn (PM 2.5) kết hợp với CO, SO2, NO2 có trong không khí gây kích ứng niêm mạc, cản trở Hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu Oxy. Dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.
Với nam giới thì sẽ gia tăng khả năng mắc các bệnh tiểu đường, tổn hại về da về mắt, thậm chí có thể là gây vô sinh. Với trẻ em thì sẽ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh từ khi còn ở trong bụng mẹ, giảm IQ hay dậy thì sớm ở các bé gái.
Cũng theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí là một trong nhiều thủ phạm gây nên các bệnh tim mạch, đột quỵ não lên tới 25%.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường không khí còn làm trầm trọng hơncác bệnh hen suyễn, ung thư phổi.
Chúng còn tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ hay dễ cáu gắt.
Trên đây chỉ là những con số nhỏ về hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí, thực tế chúng gây ra rất nhiều bệnh tật cũng như là cái chết thầm lặng cho hàng triệu người trên thế giới.
Tác động đến hệ hô hấp
Với thời đại công nghiệp hoá hiện nay, sự phát triển nhanh chóng khiến nhu cầu sử dụng những phương tiện và công cụ để tối giản hoá cuộc sống của con người ngày càng tăng cao. Chính điều này đãvà đang gây nên sự gia tăng tỷ lệ khói bụi trong không khí. Mỗi ngày, con người đều phải hít một lượng khói bụi ô nhiễm vô cùng lớn. Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho phổi và đường hô hấp.
Ô nhiễm môi trường khiến phổi chịu áp lực cao và dễ bị tổn hại.
Đồng thời, nó còn làm trầm trọng hơn các triệu chứng từ những người đã mang trong mình những mầm bệnh. Ví dụ như hen suyễn, suy hô hấp, viêm phế quản,… Đặc biệt là những người sống ở khu vực đông dân như thành phố. Những nơi này đều chứa một số lượng lớn rác thải và khói bụi giao thông. Chính vì thế cũng có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp nhiều hơn các khu vực nông thôn.
Tác động đến kinh tế – xã hội
Ô nhiễm không khí tác động tiêu cực rất nhiều đến kinh tế và xã hội. Vì những hậu quả của sự ô nhiễm không khí, con người mắc nhiều bệnh tật từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và thuỷ sản. Các yếu tố vật lý, hoá học của môi trường cũng bị thay đổi. Vì vậy kinh tế cũng theo đó mà bị thiệt hại hơn khi phải dồn vốn để cải thiện môi trường sống cho con người. Đồng thời việc này sẽ gây những ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động du lịch – mua sắm của con người.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thiệt hại kinh tế toàncầu do ô nhiễm không khí là khoảng 225 tỷ USD. Đối với Việt Nam, ô nhiễm không khí gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm (chiếm từ 5 – 7% GDP).
Điều đáng nói là người dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết “gánh nặng” ô nhiễm không khí. Nhưng cho đến nay, hầu hết còn chưa nắm rõ được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí cũng như những hiểm họa sức khỏe về lâu dài. Vì thế, nhiều người vẫn còn rất thờ ơ và dường như đứng ngoài cuộc.
Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới Việt Nam cần có những báo cáo, đánh giá cụ thể, chi tiết về tác hại của ô nhiễm không khí, tác độngcủa ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người; từ đó tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ rõ các hành động cụ thể (tránh khẩu hiệu chung chung và mang tính hô hào) mà người dân nên thực hiện để góp phần làm trong sạch không khí và bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Đơn cử như vận động người dân đẩy nhanh chuyển đổi sang các công nghệ và nhiên liệu nấu nướng và sưởi ấm sạch, thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện vận tải sạch hơn, nhà ở tiết kiệm năng lượng… Đồng thời tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động bảo vệ không khí.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp