Theo số liệu nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay, tình trạng mất đa dạng sinh học toàn cầu đang ở mức đáng báo động. Cụ thể là các dự báo cho thấy trong khoảng 30 năm tới sẽ có khoảng 7 triệu có nguy cơ tuyệt chủng. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của con người đã “bào mòn” hệ sinh thái nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây suy thoái sự đa dạng sinh học.
1. Bức tranh đa dạng sinh học tại nước ta
Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 triệu giống loài sinh vật và giữa các loài có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, nước ta là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, và được đánh giá là một trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, nhờ sở hữu nguồn gen quý hiếm với 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không có xương sống và cá nước ngọt và hơn 11.000 loài sinh vật biển.
Tuy nhiên, những năm qua, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học do nhiều nguyên nhân.
2. Những nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học
Dưới đây là TOP 5 nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học mà ai cũng cần biết:
2.1. Ô nhiễm môi trường
– Có thể thấy, ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học nghiêm trọng. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất, nước, không khí.
Xem thêm : Phòng công chứng có biết đất đang bị quy hoạch không?
– Điển hình là hoạt động nuôi cá tra ở ĐBSCL theo môi hình công nghiệp đã gây ô nhiễm nhiều vùng nước và tác động không ít đến hệ sinh thái.
– Các ngành sản xuất công nghiệp, kim loại nặng với lượng nước thải chứa nhiều chất độc hại xả ra môi trường đã làm suy giảm khả năng sinh sống, sinh trưởng và phát triển của động thực vật trong nước.
– Ở quy mô toàn cầu, biến đổi khí hậu đã làm nhiệt độ nóng lên, thúc đẩy tốc độ băng tan nhanh chóng làm thu hẹp hoặc mất đi môi trường sinh sống của nhiều loài.
2.2. Phá rừng, khai thác gỗ
Rừng là nơi sinh sống của nhiều động vật, rừng bị suy thoái đồng nghĩa với việc nguồn thức ăn, nơi trú ngụ của nhiều loại động vật bị cạn kiệt.
Khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích rừng nguyên sinh ở nước ta bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Lâm nghiệp, trong khoảng thời gian 5 năm (từ năm 2012 – 2017), diện tích từng tự nhiên do nạn chặt phá rừng trái pháp luật bị đến 11% , còn 89% rừng bị chặt phá do phục vụ các dự án được duyệt.
2.3. Buôn bán trái phép các loài động vật
Buôn bán trái phép các loài động thực vật hoang dã là ngành kinh doanh béo bở của nhiều người. Mặc dù Chính phủ và các tổ chức có nhiều nỗ lực ngăn chặn, tuy nhiên hoạt động buôn bán động vật trái phép vẫn diễn ra tràn lan khiến cho động vật quý hiếm đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng và gây mất đa dạng sinh học ở Việt Nam, trở thành gánh nặng cho hệ sinh thái.
2.4. Khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên
Xem thêm : Bắc Bộ vài nét tổng quan
Sự suy giảm liên tục nguồn tài nguyên do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ đến sự mất đa dạng sinh học. Gia tăng dân số gây áp lực nặng nề với môi trường mà cụ thể là vấn đề phá vỡ đa dạng sinh học. Tài nguyên thủy khoáng sản bị khai thác cạn kiệt. Ở một số địa phương, nghề khai thác thủy hải sản tự nhiên là ngành kinh tế then chốt và hoạt động đánh bắt thủy hải sản diễn ra với tần số dày đặc, thường xuyên. Điều này đã khiến cho nguồn tài nguyên bị suy giảm nghiêm trọng.
2.5. Sự du nhập của các loài ngoại lai và sự di dân
– Sự du nhập của các loài động thực vật ngoại lai vào nước ta. Tình trạng tạp giao đã khiến cho các giống loài không còn thuần chủng như trước kia. Hơn nữa, các sinh vật ngoại lai có khả năng sinh trưởng và thích ứng cao hơn so với các loại sinh vật bản địa. Vì vậy chúng dễ dàng phát tán, tạo ra các quần thể và đẩy cho các loại động, thực vật bản địa đi vào con đường diệt vong.
– Sự di dân: Từ năm 1960 ở miền Bắc nước ta có khoảng 1 triệu người từ đồng bằng lên vùng núi khai hoang, lập địa. Sự đại di dân này đã làm mất cân bằng dân số sinh sống ở vùng núi phía Bắc, làm tăng dân số đáng kể ở những vùng dân cư di chuyển đến ở và gây ảnh hưởng không ít đến tài nguyên khoáng sản.
Con người, cây cối và động vật cùng nhau cấu thành một hệ cộng đồng sinh thái, có qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Một khi sự đa dạng sinh học bị phá vỡ sẽ khiến cho cộng đồng sinh thái phải gánh chịu hậu quả. Mất đa dạng sinh học cũng là một vấn đề môi trường toàn cầu cần được quan tâm.
Trên đây Công ty môi trường Hợp Nhất đã tổng hợp một số thông tin về thực trạng và nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học. Chúng tôi vô cùng hoan nghênh các đóng góp từ quý bạn đọc để nội dung bài viết được hoàn thiện hơn.
Nguồn: tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp