Hoa đỗ quyên là gì?
Hoa đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron, còn được gọi là sơn trà hoa hay mãn sơn hồng. Đây là chi lớn với khoảng 850 – 1.000 loài và có hoa rực rỡ nên rất được chuộng trồng làm cảnh.
Loại hoa này có nguồn gỗ từ vùng đất ôn đới. Ở nước ta, hoa đỗ quyên có ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế),…
Bạn đang xem: Cây hoa đỗ quyên: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Đặc điểm hoa đỗ quyên
– Cây hoa đỗ quyên thuộc loại thân bụi lâu năm, thân cây có thể phát triển thành dạng cổ thụ, tuy nhiên, trong tự nhiên hiện tại thì còn sót lại khá ít số lượng đỗ quyên cổ thụ. Chiều cao thân cây có thể đạt đến 5-7m, vanh lên đến 150cm.
– Bộ rễ cây thuộc dòng rễ cọc với nhiều rễ phụ xung quanh rễ chính giúp khả năng bám đất đỗ quyên cực kỳ tốt.
– Lá cây hoa đỗ quyên mọc dày, hoa mọc theo hình xoắn ốc rất đẹp mắt. Lá cây có màu xanh đậm, dáng hình bầu dục, mọc so le với nhau, thuôn về phía đầu và thường dài tầm 1-2cm.
– Hoa đỗ quyên bao gồm có nhiều cánh xoăn xếp chồng lên nhau, mùi hương của hoa phảng phất dễ chịu. Hơn nữa, đây là loài hoa có rất nhiều màu sắc như tím, đỏ, hồng, trắng,… phù hợp chưng trong dịp lễ tết, trên bàn phòng khách, trước sân nhà hay trước cổng đều rất đẹp và duyên dáng.
Đỗ quyên là loại cây ưa sáng nên chúng thường mọc lẫn trong các quần xã rừng kín thường xanh từ lưng chừng núi đến đỉnh và ở vùng núi đá vôi hay granit. Ở nơi có đỗ quyên mọc, các cây gỗ thường sẽ thấp, quanh năm thì có sương mù, ẩm và lạnh kéo dài về mùa đông. Đỗ quyên sinh trưởng chậm, phân cành và ra hoa, ra quả nhiều hàng năm. Thời gian ra hoa có thể kéo dài tầm 1 tháng.
Phân loại và ý nghĩa hoa đỗ quyên
Cây hoa đỗ quyên có rất nhiều loại mang màu sắc, ý nghĩa khác nhau. Loại hoa này biểu tượng cho tình yêu lứa đôi, nghĩa tình vợ chồng son sắt, chung thủy.
Trong phong thủy, hoa đỗ quyên còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm áp, sum vầy, xua đuổi tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ. Bên cạnh đó, hoa đỗ quyên còn mang những ý nghĩa khác như ra đi là để trở về, giữ gìn sức khỏe, chăm sóc tốt cho mọi người xung quanh, vẻ đẹp nữ tính và thông minh, sự thanh lịch và giàu có, sự mong manh hay đam mê đang phát triển,…
Phân theo màu sắc, hoa đỗ quyên có nhiều loại khác nhau và mang ý nghĩa đặc trưng riêng.
– Đỗ quyên vàng: Tượng trưng cho gia đình và tình bạn.
– Đỗ quyên tím và hồng: Tượng trưng cho sự vui vẻ, thoải mái, không âu lo, căng thẳng.
– Đỗ quyên trắng: Thể hiện sự lịch sự, thanh khiết và biết kiềm chế.
– Đỗ quyên đỏ: Đại diện cho tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng lãng mạn.
Theo hình dáng: – Hoa đỗ quyên rừng: có nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Phúc, là cây thân gỗ cao lớn, hoa nhở dàu, màu sắc đậm.
Xem thêm : Bà bầu ăn hoa thiên lý được không?
– Hoa đỗ quyên ta: giống cây nhỏ, cao 1-2m, mùi thơm nhẹ, cánh hoa đan xen vào nhau, hoa nhiều màu sắc, nhưng không đậm như đỗ quyên rừng.
– Hoa đỗ quyên cổ: giống hoa bản địa, là những cây cổ thụ lâu năm, thân cao to, hoa lá nhoe, màu sắc hoa đẹp.
– Hoa đỗ quyên hiện đại: thường được lai tạo các giống khác nhau nên đa dạng màu sắc, kiểu hoa, phổ biến dùng làm cây bonsai để bàn, trang trí phòng,…
Tác dụng của cây hoa đỗ quyên
– Trang trí, làm đẹp nhà
– Làm sạch không khí: cây hoa đỗ quyên có khả năng thanh lọc không khí, làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn.
– Tác dụng trong y học: + Đỗ quyên được dùng chữa phong hàn thấp tý, viêm đau khớp xương, đau dây thần kinh, viêm phế quản mãn tính, vết thương do đâm chém. Quả và hoa của đỗ quyên có tác dụng giảm đau. Các thành phần của quả giảm đau tốt hơn hoa. Hoa đỗ quyên có tác dụng chống loạn nhịp do Bari Chloride gây ra, nhưng không có tác dụng đối với loạn nhịp tim do Calci Chlorid.
+ Hoa đỗ quyên có tác dụng độc đối với côn trùng qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường tiêu hóa. Đồng thời cũng sẽ có tác dụng độc đối với con người.
+ Rễ cây đỗ quyên có tác dụng ngăn ngừa phong thấp, hoạt huyết và cầm máu.
+ Lá cây đỗ quyên chống ngứa, thanh nhiệt, giải độc, mụn nhọt sưng lỏ, ngoại thương xuất huyết, mề đay,…
Hoa đỗ quyên có độc không?
Lưu ý hoa đỗ quyên là cây có độc. Cây có khả năng hấp thụ hầu hết các chất độc hại như: oxit nitric, lưu huỳnh, dioxit, nito dioxit, phóng xạ vì vậy mà cây hoa đỗ quyên mang nhiều loại độc tố khác nhau, nếu vô tình ăn phải một ít lá hoặc hoa đỗ quyên có thể dẩn tới trúng độc, với các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, uể oải, cảm thấy khó chịu trong người.
Cây đỗ quyên có độc tốt tập trung ở phần lá là nhiều nhất, nếu một đứa trẻ bị ngộ độ hoặc tử vong nếu ăn phải lượng lá từ 100-250gr lá, tùy vào cơ địa của mỗi người mà sự phản ứng khác nhau, rất khó nắm được các dấu hiệu của sự trúng độc.
Do đó, khi trồng cây hoa đỗ quyên làm cảnh cần trồng ở xa khu vực ở của mình, đặc biệt là nhà có trẻ em nhỏ thì hạn chế hoặc không trồng sẽ tốt hơn.
Hoa đỗ quyên hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, hoa đỗ quyên hợp với gia chủ mang mệnh Thổ hoặc Hỏa. Nếu trồng cây hoa đỗ quyên trong nhà giúp mang đến may mắn, thuận lợi trong sự nghiệp, cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Vị trí thích hợp đặt cây hoa đỗ quyên
– Phòng khách: Giúp thu hút vận may, tài lộc
Xem thêm : Nhẫn Dior cầu hôn chỉ mua được 1 lần chính hãng mua ở đâu?
– Đặt trong phòng ăn hoặc phòng bếp: Giúp tăng sự gắn kết trong gia đình, tạo không khí tươi mới trong gian bếp hoặc phòng ăn gia đình bạn.
– Trang trí bàn làm việc: giúp thư giãn thoải mái, nâng cao hiệu quả làm việc, tạo sự thăng tiến trong công việc.
– Ban công: tăng luồng sinh khí mới, đẩy luồng khí xấu đi, đem đến sức khỏe dồi dào cho các thành viên trong gia đình.
– Đặt ở hiên nhà: đặt hoa Đỗ Quyên trước cửa sẽ làm cả gia đình thêm may mắn, đem lại năng lượng tươi mới cho căn nhà.
Cách trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên
Tại Việt Nam, loại đỗ quyên phổ biến và dễ trồng là loại hoa đỗ quyên Bỉ – giống đỗ quyên nhỏ, nhiều hoa, hoa lại to và đẹp, có cây còn nở ra cả 2 màu hoa, rất đẹp và bắt mắt.
Bạn có thể nhân giống bằng cách giâm, chiết cành hoặc gieo hạt giống để có cây con.
– Đất trồng: Hoa đỗ quyên phát triển tốt trong đất chua, độ pH từ 4-5 là phù hợp nhất. Có thể sử dụng đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí,… và trộn với lá cây tùng mục, học thông.
– Bạn có thể trồng hoa đỗ quyên trong chậu để tiện cho việc trang trí, lưu ý chọn chậu nông, có lỗ ở đáy giúp thoát nước tốt. Trong quá trình sinh trưởng của cây, khi rễ cây phát triển thì cần thay chậu to hơn và bổ sung đất trồng cây.
Cách chăm sóc hoa đỗ quyên
– Nước tưới: Là loại hoa ưa ẩm, không chịu được khô hạn nên cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây hàng ngày. Bạn nên sử dụng bình phun sương tưới 1-2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý tăng lượng nước khi cây bước vào thời kỳ nứt nụ, ra hoa. khi thời tiết hanh khô, nên tưới cả trên lá và hoa, khi cây bắt đầu ra nụ đến khi nở hoa, cần bổ sung nước thường xuyên cho cây.
Trước khi cây lên chồi chỉ cần tưới cho mặt đất đủ ẩm, sau nửa tháng thì dùng nước vo gạo hay đậu chua để tưới cho cây. Ngoài ra, mỗi tháng tưới nước sunfat sắt từ 5-10% một lần để cây không bị bệnh vàng lá.
– Ánh sáng: Là cây ưa bóng râm, nên đặt chậu cây tại nơi thoáng mát, tránh áng nắng trực tiếp.
– Bón phân: Khi cây được 2 tuổi trở lên thì bắt đầu bón phân; cây được 2-3 tuổi, tưới phân loãng 2 lần/tháng cuối xuân hoặc hè; cây được hơn 4 tuổi, bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và hạ. Đến giữa tháng 6 thì bón phân phốt pho, kali và dừng lại sau tháng 6 để cây tập trung ra hoa.
– Cắt tỉa: Định kỳ cần cắt tỉa bớt cảnh lá khô héo, tạo kiểu cho cây. Cắt tỉa những cành lá vàng úa, sâu bệnh, có thể bấm ngọn, uốn cành, xếp dáng để tăng giá trị cho cây.
Hiện trên thị trường, giá hoa đỗ quyên dao động từ từ 100.000 – 150.000 đồng/chậu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp