Nguyên nhân khách quan gây ra tai nạn giao thông

Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều ở nước ta. Vậy các bạn có biết nguyên nhân khách quan gây ra tai nạn giao thông từ đâu không và giải pháp giảm thiểu như thế nào ? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây nhé !

Biên Bản Thỏa Thuận Tai Nạn Giao Thông

tai nạn giao thông

1. An toàn giao thông là gì ?

An toàn giao thông được hiểu là người lái xe an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông, người cầm lái các phương tiện di chuyển cần tuân thủ luật giao thông để bảo đảm an toàn giao thông. Hiện nay, đất nước ta xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương liên quan đến giao thông. Vì vậy, nhà nước luôn rất chú tâm về vấn đề an toàn giao thông khi lái xe.

2. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông

  • Hệ thống đường bộ nhiều nơi xuống cấp dẫn đến có nhiều hố gà dễ gây tai nạn giao thông.
  • Nhiều người chưa thật sự có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông.
  • Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông.
  • Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn kém.
  • Các hình phạt về vi phạm luật giao thông còn quá nhẹ nên nhiều người không sợ.

3. Trách nhiệm của người tham gia giao thông

  • Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành (các quy định của pháp luật về trật tự; an toàn giao thông).
  • Các quy phạm pháp luật về an toàn giao thông bao gồm những quy định buộc người tham gia giao thông phải thực hiện, yêu cầu thực hiện đúng,… và những chế tài bị áp dụng nếu không chấp hành đúng, tuân theo quy định đó. Người dân phải thể hiện trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông thông qua việc tự giác thực hiện nghĩa là không bị tác động xung quanh ép buộc và tự mình chấp hành đúng những quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
  • Chấp hành nghiêm các hiệu lệnh; hướng dẫn của người điều khiên giao thông: Bất kể là người tham gia giao thông ngồi trên xe hay trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông trên đường thì cũng cần chấp hành nghiêm các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
  • Chấp hành nghiêm hiệu lệnh; hướng dẫn của người kiểm soát giao thông: những người kiểm soát giao thông được giao nhiệm vụ trong lĩnh vực giao thông.

Do đó, họ có những quyền năng nhất định buộc người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh; hướng dẫn của họ đưa ra. Trong một số trường hợp; người tham gia giao thông có thể khiếu nại hay khởi kiện quyết định hành chính; nếu xét thấy rằng họ đang xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.

4. Nguyên nhân khách quan gây ra tai nạn giao thông

– Đường sá nhỏ hẹp, chỉ phù hợp với các loại xe di chuyển chậm, mật độ thưa. Các con đường đang được nâng cấp tu sửa nên dễ dẩn đến các bất hợp lý, sự cố trên đường.

– Lượng xe lưu thông quá nhiều, mật độ quá lớn; đa phần là ôtô, môtô phân khối lớn. Đặc biệt trong thời gian gần đây: mật độ xe tăng nhanh là nguyên nhân làm rối loạn, giảm độ an toàn và tính ổn định của hệ thống giao thông.

– Đội ngũ điều hành, quản lý giao thông có trình độ nghiệp vụ yếu, hoạt động kém hiệu quả…

Tất cả các nguyên nhân chủ quan, khách quan tạo nên một bức tranh hổn độn về giao thông. Hậu quả là hằng trăm vụ tai nạn xảy ra mỗi ngày, là nỗi đau mà chúng ta phải gánh chịu trong thời bình.

Riêng loại hình môtô, xe máy mà chúng ta ưa chuộng cũng là chuyện cần bàn: Những năm gần đây, đa phần các xe được cấp phép lưu hành đều có dung tích xi lanh lớn cỡ 110 cm3 trở lên. Các xe nầy có hình thức đẹp, chạy êm và dễ sử dụng. Xe có công suất tải lớn, dễ dàng chở 2 hoặc 3 người kèm theo và dễ dàng đạt tốc độ cỡ 80 km/giờ.

Thật thú vị khi điều khiển một chiếc xe có nhiều tính năng tuyệt vời như thế, nhất là với các bạn trẻ! Tuy vậy, sự thú vị chỉ đến khi người điều khiển làm chủ được tay lái; còn khi nguy cấp, sự sợ hãi làm tê cứng mọi cử động thì chiếc xe như một con ngựa bất trị, hung hãn và vô cùng nguy hiểm. Biết được điều nầy thì tai nạn đã đến và mọi chuyện đã quá muộn…!

Với đường sá nhỏ hẹp ở các thành phố ta, theo quy định các môtô phải di chuyển với tốc độ nhỏ hơn 40km/giờ. Vậy, cho lưu hành phổ biến loại môtô phân khối cỡ trên 110cm3 là không phù hợp thực tế, vô hình chung chúng ta trang bị một khả năng chở nhiều, phóng nhanh, vượt ẩu và tai nạn xảy ra thì thường là hậu quả rất nặng nề.

5. Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

  • Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Ngoài việc xử phạt người điều khiển phương tiện (đặc biệt là ô tô) sai phạm do kỹ thuật, chở quá khổ, quá tải, chở chất cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm… theo quy định, đeo biển số giả thì cũng cần phải làm rõ xem chiếc ô tô đó đã chạy qua bao nhiêu địa phương, qua bao nhiêu trạm kiểm soát giao thông trước đó và xem xe đó có kiểm tra xử phạt không, hình thức xử phạt thế nào, nhằm truy tìm tận gốc xem tại sao xe đó sai phạm mà vẫn được chạy, từ đó tìm ra và kỷ luật người đứng đầu trạm kiểm soát, người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các trạm đó vì biết xe sai phạm mà vẫn giải quyết cho chạy.
  • Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa… trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trên đây là những nội dung về Nguyên nhân khách quan gây ra tai nạn giao thông do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !