Cơ cấu xã hội giai cấp là gì? Đặc điểm và phân loại giai cấp

Mỗi chúng ta đều đã được nghe hoặc biết đến khái niệm giai cấp. Như chúng ta đã biết thì trong một xã hội sẽ có hai giai cấp khác nhau bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp bị trị bị giai cấp thống trị chiếm đoạt không chỉ là kết quả lao động, của cải xã hội mà giai cấp bị trị còn bị áp bức cả về chính trị, xã hội và tinh thần và cũng từ đó mà đã dẫn đến sự đấu tranh giai cấp. Có rất nhiều những vấn đề về giai cấp được các chủ thể quan tâm trong xã hội hiện nay. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Cơ cấu xã hội giai cấp là gì? Đặc điểm và phân loại giai cấp nhé.

1. Giai cấp là gì?

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, các giai cấp xã hội ở trên thế giới sẽ được hình thành một cách khách quan và nó cũng có sự gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của hoạt động sản xuất. Lê Nin cũng đã từng đưa ra một định nghĩa cụ thể về giai cấp với nội dung như sau:

Giai cấp được hiểu cơ bản chính là những tập đoàn to lớn gồm những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định có sự khác nhau đối với tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và từ đó mà đã dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội. Giai cấp cũng chính là một phạm trù mang tính lịch sử.

2. Cơ cấu xã hội – giai cấp

Cơ cấu xã hội – giai cấp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc duy trì các quan hệ giai cấp tạo sự ổn định xã hội. Bởi, xã hội thường bị chia thành các giai cấp mà đặc trưng cơ bản của giai cấp là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất nên cơ cấu xã hội – giai cấp đóng một vai trò nền tảng của hệ thống xã hội. Do vậy, khi xem xét cơ cấu xã hội – giai cấp phải xem xét nó ở hai khía cạnh: một mặt xem xét không chỉ các giai cấp mà cả các tập đoàn xã hội, mặt khác cần nhấn mạnh và nêu rõ những tập đoàn người hợp thành các giai cấp cơ bản của cơ cấu xã hội – giai cấp chiếm vị trí quyết định đối với toàn bộ các tầng lớp và tập đoàn xã hội khác, có vị trí quyết định đến sự phát triển và biến đổi của cơ cấu xã hội.

Cơ cấu xã hội – giai cấp là một hệ thống phức tạp tồn tại tương đối độc lập, gắn liền với sự tồn tại của xã hội là sản xuất ra của cải vật chất và các mối quan hệ xã hội của con người, nó là hạt nhân quyết định sự biến đổi của cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội là một hệ thống bao gồm các nhóm xã hội khác nhau, các nhóm xã hội này có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội, có quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất.

Như vậy, cơ cấu xã hội – giai cấp gắn liền với phương thức sản xuất ra của cải vật chất xã hội. Quan hệ giai cấp phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Căn cứ vào đó mà chia xã hội thành các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

3. Đặc điểm của cơ cấu xã hội giai cấp

Ở nước ta cơ cấu – giai cấp mang 3 đặc điểm cơ bản sau:

+ Tính chất xã hội chủ nghĩa: đó là biểu hiện ở sự lãnh đạc. của Đảng Cộng sản, xác định hướng phát triển của cơ cấu – giai cấp là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

+ Cơ cấu xã hội – giai cấp còn phát triển chậm biểu hiện ở chỗ giai cấp nông dân chiếm một tỷ lệ lao động lớn trong dân cư.

+ Cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta mang tính quá độ và tính đa dạng, thống nhất. Giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức còn chiếm tỷ lệ thấp, giai cấp nông dân còn chiếm tỷ lệ cao. Tính đa dạng được biểu hiện ở cơ cấu nhiều giai tầng, tính thống nhất biểu hiện ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đó là một đặc trưng của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ chuyển hóa, có sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc các thành phần xã hội, có sự phân hóa các tầng lớp xã hội trong quá ‘trình hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta cần chú ý đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đó là việc phát triển của năm thành phần kinh tế trên cơ sở ba chế độ sở hữu: toàn dân, tập thể và tư nhân.