Một số nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam

Video nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học

Từ nhiều năm nay, tài nguyên sinh học ở nước ta đã bị mất cân bằng và suy giảm. Vậy nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học là từ đâu khi hàng loạt loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ? Có giải pháp nào kiểm soát tình trạng này hay không ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Envico nhé!

Hiện trạng đa dạng sinh học tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, xếp vị trí thứ 16 trên toàn Thế Giới. Nhờ có sự đa dạng về địa hình, khí hậu và sinh cảnh, nước ta đã trở thành nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, bao gồm thực vật, động vật và vi sinh vật.

Theo thống kê Việt Nam có khoảng 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước, trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu, 10.500 loài động vật trên cạn, hơn 11.000 loài sinh vật biển và khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật.

Tính đến năm 2023, Việt Nam đã thành lập được 173 khu bảo tồn, bao gồm:

  • 33 vườn quốc gia, với tổng diện tích hơn 33.000 km², bảo vệ các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn…
  • 66 khu dự trữ thiên nhiên diện tích lên đến hơn 23.000 km², bảo tồn các hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái núi cao…
  • 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, rộng hơn 12.000 km², bảo vệ các loài động thực vật hoang dã quý hiếm.
  • 56 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích hơn 7.000 km²

Ngoài ra, còn có 9 khu đất ngập nước thuộc danh sách Ramsar quốc tế và 23 tỉnh, thành phố đã phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố, nhằm bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái và loài sinh vật.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang trên đà suy giảm mạnh do các áp lực từ biến đổi khí hậu và nhiều hoạt động của con người.

Những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất…

Nước thải từ các khu công nghiệp, xí nghiệp, từ các hộ gia đình xả ra sông suối chứa nhiều chất động hại như kim loại nặng, hóa chất… làm mất đi môi trường sống của các loại sinh vật sống dưới nước.

Tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong đất từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây. Không những thế, khí hậu nóng lên toàn cầu làm băng ở hai cực tan chảy. Điều này làm mất đi môi trường sống của một số loài.

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu gây mất đa dạng sinh học

Hình 1: Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu gây mất đa dạng sinh học

Phá rừng, khai thác gỗ

Phá rừng khai thác gỗ là nhân tố chính trong những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, bao gồm cả các loài quý hiếm, đặc hữu. Khi rừng bị phá hủy, các loài sinh vật sẽ mất đi môi trường sống, dẫn đến suy giảm số lượng và thậm chí là tuyệt chủng.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam đã giảm từ 12,9 triệu ha năm 1943 xuống còn 10,4 triệu ha năm 2022, tương đương với mức giảm 20,6%.

Diện tích rừng thu hẹp đồng nghĩa với việc môi trường sống của các loài động vật cũng nhỏ lại. Chúng buộc phải tìm kiếm môi trường sống mới, tuy nhiên, không phải loài nào cũng có khả năng thích nghi tốt, một số loài không thể thích nghi bị suy giảm số lượng cá thể và thậm chí là tuyệt chủng.

Khai thác rừng quá mức làm mất môi trường sinh sống của nhiều loài sinh vật

Hình 2: Khai thác rừng quá mức làm mất môi trường sinh sống của nhiều loài sinh vật

Buôn bán trái phép các loài động vật

Buôn bán động vật trái phép là một trong những hoạt động tội phạm xuyên quốc gia lớn nhất thế giới, ước tính trị giá hàng tỷ đô la mỗi năm. Đây là một nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. Các loài động vật hoang dã thường bị săn bắt hoặc nuôi nhốt trái phép để lấy thịt, da, lông, vảy, xương, nội tạng…

Một số loài quý hiếm như tê giác một sừng, hổ Đông Dương, gấu ngựa, trâu rừng Tây Nguyên… đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng dù nhà nước đã ban hành nhiều biện pháp bảo vệ và ngăn chặn săn bắn.

Các loài động vật quý hiếm được rao bán tràn lan

Hình 3: Các loài động vật quý hiếm được rao bán tràn lan

Khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên

Rừng, biển, sông, hồ… là những hệ sinh thái quan trọng, cung cấp môi trường sống cho nhiều loài động thực vật. Khi các hệ sinh thái này bị suy giảm hoặc mất đi, các loài sinh vật sẽ mất đi môi trường sống.

Các hoạt động khai thác khoáng sản có thể gây ra các vấn đề ô nhiễm như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất… Tình trạng ô nhiễm có thể khiến các loài sinh vật bị bệnh tật, suy giảm khả năng sinh sản, thậm chí là tử vong. Khai thác thủy sản quá mức cũng là một nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học khi làm cho số lượng thủy sản giảm đi đáng kể.

Tình trạng khi thác đất cạn kiệt, gây nhiều mối nguy hại khó lường

Hình 4: Tình trạng khi thác đất cạn kiệt, gây nhiều mối nguy hại khó lường

Sự du nhập các loài ngoại lai và sự di dân

Các loài ngoại lai có thể được du nhập vào một khu vực theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như do con người mang theo trong các hoạt động du lịch, vận chuyển hàng hóa chấm, hoặc du nhập tự nhiên theo các dòng chảy của nước, gió…

Khi du nhập vào một khu vực, các loài ngoại lai có thể cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với loài bản địa, hoặc thậm chí là truyền bệnh, ăn thịt cả loài bản địa. Điều này là nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, sự di dân cũng làm thay đổi đa dạng sinh học. Con người di cư từ vùng này sang vùng khác, khai phá tài nguyên của nơi đó để sinh hoạt và sản xuất, làm ô nhiễm môi trường…

Giải pháp giảm thiểu suy giảm đa dạng sinh học

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh học là giải pháp quan trọng nhất. Khi người dân hiểu được tầm quan trọng của đa dạng sinh học, họ sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường và các loài sinh vật, giúp giảm nguy cơ từ các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

Xây dựng và thực thi pháp luật

Nhà nước cần ban hành các quy định cụ thể về bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định này. Các quy định này cần nghiêm cấm các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học, chẳng hạn như phá rừng, săn bắt, đánh bắt thủy sản trái phép…

Tăng cường hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế là cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học. Các quốc gia cần phối hợp chặt chẽ với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, ngăn chặn và xử lý các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học.

Vấn đề từ các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi tình trạng mất cân bằng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Trên đây Envico đã gửi đến bạn đầy đủ các thông tin về thực trạng, nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề mất đa dạng sinh học. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về vấn đề môi trường này. Mọi thắc mắc liên quan xin gọi cho chúng tôi để được tư vấn.

Xem thêm:

Các dạng năng lượng trong tự nhiên

Năng lượng địa nhiệt, sức mạnh tìm ẩn dưới mặt đất