Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước. Vậy công tác kiểm định chất lượng giáo dục đề ra những mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng nào? Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
Bạn đang xem: Mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục?
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì Kiểm định chất lượng giáo dục được quy định là:
Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Kiểm định chất lượng giáo dục gồm có kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (gọi tắt là kiểm định trường) và kiểm định chất lượng chương trình giáo dục (gọi tắt là kiểm định chương trình). Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được áp dụng đối với tất cả các cơ sở giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo. Kiểm định chất lượng chương trình giáo dục được áp dụng đối với các chương trình giáo dục các trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Căn cứ theo Điều 110 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục.
Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục
Khoản 1 Điều 110 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Thứ nhất: Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;
Xuất phát là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục nên việc kiểm định chất lượng giáo dục hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm được chất lượng giáo dục đạt chuẩn theo quy định. Đồng thời, qua việc kiểm định xác định những điểm hổng, thiếu sót để nâng cao chất lượng giáo dục.
Xem thêm : Thế giới
Thứ hai: Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;
Mục tiêu thứ hai của việc kiểm định chất lượng giáo dục là xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo. Ví dụ như mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở thì việc kiểm định chất lượng giáo dục sẽ xác định mức độ đáp ứng mục tiêu trên.
Thứ ba: Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;
Việc kiểm định chất lượng giáo dục được xem là căn cứ chứng minh mức độ đạt tiêu chuẩn của cơ sở giáo dục trong quá trình làm việc với cơ quan nhà nước hay các hoạt động phát sinh khác.
Thứ tư: Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
Đây được xem là căn cứ để người học xem xét,, lựa chon môi trường học tập đáng tin cậy, đảm bảo việc giảng dạy và học tập, nghiên cứu có hiệu quả cao.
Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục
Khoản 2 Điều 110 Luật Giáo dục 2019 quy định việc kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất: Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
Kiểm định chất lượng giáo dục phải được thực hiện độc lập đối với từng cơ sở giáo dục, đánh giá đúng, chính xác và đầy đủ nội dung kiểm định theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Xem thêm : Hiểu đúng “Tiên học lễ, hậu học văn”
Thứ hai: Trung thực, công khai, minh bạch;
Việc kiểm định chất lượng giáo dục phải đảm bảo mức độ tin cậy, tránh gian lận và phải được công bố công khai, minh bạch về chất lượng giáo dục được đánh giá.
Thứ ba: Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.
Mọi cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo đều có quyền được yêu cầu kiểm định chất lượng để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Việc kiểm định chất lượng giáo dục là bắt buộc thực hiện và thực hiện theo định kỳ, thời gian cụ thể nhằm ngăn cản chất lượng giáo dục giảm sút.
Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục
Khoản 3 Điều 110 Luật Giáo dục 2019 quy định đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
+ Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
+ Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp