1. Nội dung của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm
– Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa Tội phạm là những quan điểm, phương châm xuyên suốt toàn bộ việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa Tội phạm.
– Nguyên tắc pháp chế XHCN: Phòng ngừa tội phạm là hoạt động thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước và xã hội cho nên ở mức độ nhất định mang tính quyền lực nhà nước, do đó việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật. Nói cách khác là chỉ khi tuân theo đúng hiến pháp và pháp luật thì phòng ngừa tội phạm mới bảo đảm mục đích của nó là phục vụ lợi ích xã hội, nhà nước và công dân.
Bạn đang xem: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống phòng ngừa tội phạm
– Nguyên tắc dân chủ xã hội: Là đặc điểm nổi bật của bản chất xã hội Việt Nam, đòi hỏi sựu tham gia của toàn xã hội, huy động được sức mạn tổng hợp của xã hội (sáng kiến, đoàn kết, kết hợp, phối hợp …)
– Nguyên tắc nhân đạo: Bản thân phòng ngừa tội phạm là hoạt động mang tính nhân đạo (bảo về xã hội, bảo về con người: không để họ thực hiện tội phạm cũng như không để con người bị hoạt động tội phạm xâm hại). nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tội phạm không xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội, nhà nước và công dân; hoạt động phòng ngừa tội phạm phải có hiệu quả (hiệu quả càng cao thì tính nhân đạo càng được đảm bảo).
– Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp đồng bộ hoạt động phòng ngừa tội phạm: Để thực hiện được nguyên tắc này đòi ỏi phải có chương trình, kế hoạch, chiến lược xây dựng một cách khoa học. quá trình áp dụng phải đồng bộ, có sự chỉ đạo thống nhất, tập trung.
2. Phân tích tầm quan trọng của việc xã hội hóa công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ?
Xem thêm : Công chứng giấy khai sinh ở tỉnh khác được không?
Một là, đã tạo bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, phát huy được vai trò làm chủ, tính sáng tạo, sự tự giác của quần chúng nhân dân, tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
(Tham khảo thêm: Thông qua thực hiện các nghị quyết liên tịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trung ương Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Người cao tuổi… chỉ đạo các cấp hội phát động nhiều phong trào gắn với công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng các quy ước, cam kết thực hiện trong hội viên, đoàn viên, tham gia hòa giải các mâu thuẫn từ cơ sở. Phong trào cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư mà lực lượng công an nhân dâ và đại diện các tổ chức chính trị luôn làm nòng cốt đã phát triển rộng khắp góp phần làm giảm tỷ lệ tái phạm tội. Nhiều đối tượng phạm tội được cảm hóa, giáo dục đã trở lại tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.)
Hai là, đã tạo được sự chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, kiềm chế được sự gia tăng của tội phạm, tình hình tội phạm trên toàn quốc và ở các địa phương đã được kiềm chế và hằng năm được kéo giảm so với năm trước; bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
(Tham khảo thêm: Mặc dù diễn biến của tình hình tội phạm vẫn còn phức tạp, cùng với sự phát triển của xã hội nhiều loại tội phạm mới nảy sinh, nhưng nhìn tổng thể thì tình hình tội phạm trong toàn quốc đã được kiềm chế và kéo giảm. Trong 12 năm thực hiện NQ09/CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm số vụ phạm pháp hình sự đã giảm 20,19%; năm sau giảm hơn năm trước. Nhiều nơi số vụ phạm pháp đã làm giảm đáng kể, như: TP Hồ Chí Minh, năm 2009 giảm 55,93% so với năm 1998; các tỉnh Bình Dương, Cà Mau giảm gần 30%… Kết quả đó đã tạo môi trường xã hội lành mạnh cho phát triển đất nước; tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa …)
Ba là, thể hiện tinh thần kiên quyết tiến công tội phạm, tuân thủ pháp luật, nâng cao tỷ lệ phát hiện, điều tra khám phá tội phạm, qua đó nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, tinh thần xả thân vì sự bình yên của xã hội và hạnh phúc nhân dân của các lực lượng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm.
Xem thêm : Cây công nghiệp hàng năm ở nước ta hiện nay
Bốn là, đã tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, Quốc hội xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng làm nền tảng và tạo hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự của đất nước. Một số đạo luật, văn bản pháp luật quan trọng gắn với hoạt động điều tra, xử lý tội phạm và các hoạt động tư pháp đã được bổ sung, sửa đổi kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng chống ma túy, Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự… và hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện như các nghị định, nghị quyết, thông tư… đã được ban hành.
Năm là, quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ngày càng được mở rộng mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phòng ngừa ngăn chặn tội phạm từ xa, đấu tranh với tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài.
Trong hợp tác quốc tế với các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực đáng kể cùng các nước trong khuôn khổ ASEM, APEC, ASEAN, INTERPOL, ASEANAPOL…Sự mở rộng hợp tác quốc tế đã giúp chúng ta kịp thời ngăn chặn được nhiều đối tượng trong các tổ chức tội phạm quốc tế xâm nhập vào Việt Nam, phá được nhiều vụ án xuyên quốc gia. Qua sự hợp tác chúng ta cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ về công nghệ, khoa học kỹ thuật, đào tạo các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Phối hợp quốc tế tốt trong lĩnh vực an ninh và trật tự xã hội cũng như xây dựng và tăng cường niềm tin của các nước với Ðảng và Nhà nước Việt Nam, làm cơ sở cho việc hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp