Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
- Xác định biên giới quốc gia, khu vực biên giới và các hành vi bị nghiêm cấm đối với biên giới quốc gia
- Tuổi Nhâm Thân sinh năm 1992 mệnh gì? Hợp tuổi, màu gì?
- Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) – Nước cờ ngoại giao Xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phòng Đào Tạo – ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Triết học Mác – Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người là nguồn gốc “duy nhất và cuối cùng” của nhận thức. Triết học Mác – Lênin khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người. V.I.Lênin đã chỉ rõ chỉ có những cái mà con người chưa biết chứ không có cái gì không thể biết: “Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức”.
Bạn đang xem: Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
Xem thêm : Lợi ích của nước vối đối với phụ nữ mang thai
Triết học Mác – Lênin cho rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người; là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan trong bộ óc con người: “Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các sự vật đó”; “Cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài và dĩ nhiên là nếu không có cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ánh, nhưng cái bị phản ánh tồn tại độc lập với cái phản ánh”. Điều này thể hiện quan niệm duy vật về nhận thức, chống lại quan niệm duy tâm về nhận thức. Nhận thức là một quá trình phức tạp, quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không phải quá trình máy móc giản đơn, thụ động và nhất thời: “Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của tư duy đến khách thể. Phản ánh của thế giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải được hiểu không phải một cách “chết cứng”, “trừu tượng”, không phải không vận động, không mâu thuẫn, mà làtrong quá trình vĩnh viễn củavận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và sự giải quyết những mâu thuẫn đó”.
Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Đây là một quá trình, không phải nhận thức một lần là xong, mà có phát triển, có bổ sung và hoàn thiện: “Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả những lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào”.
Xem thêm : Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
Trong quá trình nhận thức của con người luôn luôn nảy sinh quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận; nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. Nhận thức kinh nghiệm là nhận thức dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng hay các thí nghiệm thực nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm thông thường hoặc tri thức thực nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày của con người. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm còn hạn chế vì nó mới đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng lẻ, bề ngoài của sự vật và còn rời rạc. Tri thức kinh nghiệm chưa chỉ ra được tính tất yếu, mối quan hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng. Do vậy, Ph.Ăngghen đã khảng định: “Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu”. Nhận thức lý luận là nhận thức sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp dựa trên các hình thức tư duy trừu tượng như khái niệm, phán đoán, suy luận để khái quát tính bản chất, quy luật, tính tất yếu của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức thông thường là nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp trong hoạt động hàng ngày và trong của con người. Nhận thức khoa học là nhận thức được hình thành chủ động, tự giác của chủ thể nhằm phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của đối tượng nghiên cứu.
Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thểnhận thức và khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.Bản chất của nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới vật chất khách quan bởi con người. Vì thế, chủ thể nhận thức chính là con người. Nhưng đó là con người hiện thực, đang sống, đang hoạt động thực tiễn và đang nhận thức trong những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể nhất định, tức là con người đó phải thuộc về một giai cấp, một dân tộc nhất định, có ý thức, lợi ích, nhu cầu, cá tính, tình cảm,v.v..Các yếu tố đó gián tiếp hay trực tiếp đều tham gia vào quá trình nhận thức của chủ thể. Con người là chủ thể nhận thức cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử có tính chất lịch sử – xã hội. Theo triết học Mác – Lênin, con người chỉ trở thành chủ thể nhận thức, khi con người đó là thành viên của xã hội, tham gia vào hoạt động của cộng đồng nhằm cải tạo khách thể. Vì thế, chủ thể nhận thức không chỉ là những cá nhân con người (với tư cách là thành viên của xã hội) mà còn là những tập đoàn người cụ thể, một dân tộc cụ thể, là loài người nói chung. Nếu chủ thể nhận thức trả lời câu hỏi: ai nhận thức, thì khách thể nhận thức trả lời câu hỏi: cái gì được nhận thức? Theo triết học Mác – Lênin, khách thể nhận thức không đồng nhất với toàn bộ hiện thực khách quan mà chỉ là một bộ phận, một lĩnh vực của hiện thực khách quan, nằm trong miền hoạt động nhận thức và trở thành đối tượng nhận thức của chủ thể nhận thức. Vì thế, khách thể nhận thức không chỉ là thế giới vật chất mà có thể còn là tư duy, tâm lý, tư tưởng, tinh thần, tình cảm…Khách thể nhận thức cũng có tính lịch sử – xã hội, cũng bị chế ước bởi điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể. Bởi lẽ, do điều kiện lịch sử – xã hội mà một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan mới trở thành khách thể nhận thức.Khách thể nhận thức luôn luôn thay đổi trong lịch sử cùng với sự phát triển của hoạt động thực tiễn cũng như sự mở rộng năng lực nhận thức của con người. Khách thể nhận thức cũng không đồng nhất với đối tượng nhận thức. Đối tượng nhận thức là một khía cạnh, một phương diện, một mặt nào đó của hiện thực khách quan mà chủ thể nhận thức tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu. Như vậy, khách thể nhận thức rộng hơn đối tượng nhận thức.
Hoạt động thực tiễn của con người chính là là cơ sở của mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức. Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Từ trên chúng ta có thể thấy, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp