Nhập Niết Bàn hay còn có ý nghĩa là chấm dứt nghiệp báo luân hồi, thoát khỏi vòng sinh tử. Những tham sân hận trong cõi này sẽ chấm dứt và chuyển sang trạng thái thanh thản, yên tĩnh và sáng suốt, chấm dứt mọi phiền não và sầu đau.
- Top 12 loại thuốc diệt kiến sinh học vĩnh viễn giá rẻ, tốt nhất thị trường
- 25+ Bộ phim hoạt hình Disney huyền thoại bạn nên xem
- Cảnh giác: Trẻ nhỏ nuốt phải KẸO CAO SU & KEO THỔI BÓNG gây nguy hiểm tính mạng
- Ăn đu đủ bỏ hạt, bạn có thể bỏ lỡ những lợi ích sức khỏe bất ngờ này
- Uống Trà Sữa Có Tác Hại Gì
Ngày Đức Phật Nhập Niết Bàn
Bạn đang xem: Ý Nghĩa của Niết Bàn Trong Phật Pháp
Như chúng ta đã biết Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử. Ngài dự đoán được trước ngày mình sẽ nhập niết bàn và căn dặn các đệ tử từ sớm. Vào năm thứ 544 TCN, chính xác hơn là vào ngày rằm tháng 2 âm lịch, Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na.
Đức Phật Thích Ca trải qua quãng thời gian thành đạo, thuyết pháp và sao đó nhập niết bàn vào năm Ngài 80 tuổi. Lúc đó, Ngài biết rằng thọ mệnh ở cõi này đã đến nên căn dặn Xá Lợi Phất đưa Ngài đến Câu Thi Na, Tại đây Ngài đã thuyết pháp lần cuối và căn dặn các đệ tử phải luôn tuân theo pháp của Phật, đồng thời khuyên các đệ tử phải luôn tự thắp sáng đường để đi. Tức là luôn đi theo chánh đạo. Sau đó Ngài nhập Niết Bàn ở tư thế nằm nghiêng bên phải, đầu gối lên tay phải, chân trái áp lên chân phải, tay trái duỗi thẳng trong tâm thế chánh niệm. Lúc Ngài nhập Niết Bàn giống như là Ngài đang bước vào một giấc ngủ sâu.
Lịch sử có ghi chép lại rằng, sau khi hỏa thiêu Đức Phật thì nhục thân còn lại chính là 8 hạt xá lợi. 8 Phần này được chia cho 8 vị vua trị vì vương quốc miền bắc Ấn Độ. Ngày nay các xá lợi này vẫn còn ở trong các đền thờ.
Ý Nghĩa của Niết Bàn trong Đạo Phật
Đạo Phật phân Niết Bàn thành 2 loại là hữu dư Niết Bàn và Vô Dư Niết Bàn. Không chỉ trong đạo Phật mà ở các đạo khác, khái niệm Niết Bàn vẫn tồn tại, tuy nhiên sẽ ở nhiều cách biểu thị khác nhau:
Hữu Dư Niết Bàn :
ta có thể hiểu đây là trạng thái Niết Bàn tương đối. Tức là khi vẫn còn ở thể xác này, nhưng thân tâm đã thoát ra khỏi vòng luân hồi. Tức là người đó đã tận diệt được 3 loại độc tố là tham – sân – si. Hữu Dư Niết Bàn thường rất khó để phân định. Chỉ có những người thực sự giác ngộ mới đạt được chân lý này. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau quá trình thiền định dưới gốc cây bồ đề đã đạt cảnh giới Hữu Dư Niết Bàn năm 35 tuổi.
Xem thêm : Tìm hiểu nguồn gốc của Ấn Độ Giáo và thờ những vị thần nào?
Vô Dư Niết Bàn:
trường hợp này chúng ta thường được nghe đến nhiều hơn. Hay người ta thường gọi tắt là nhập diệt, nhập niết bàn. Vô Dư Niết Bàn chỉ trạng thái tận diệt của tham – sân – hận, những dục vọng, gánh nặng, lo âu đều bị tiêu biến hết sạch. Để đạt được Vô Dư Niết Bàn thì tước hết phải chứng được La Hán sau đó các phiền não, dục vọng được diệt sạch. Tiếp theo là trạng thái thể xác đã chấm dứt hoàn toàn. Tức là thân tâm đã ở trang thái thanh tịnh tuyệt đối.
Trong đạo Phật quan niệm chỉ khi một chúng sanh đã được chứng La Hán và đạt cảnh giới Vô Dư Niết Bàn thì mới được coi là Niết Bàn.
Ý Nghĩa của Niết Bàn
Hàng năm vào ngày 15-2 âm lịch các Phật tử khắp nơi thường tổ chứng lễ Phật Nhập Niết Bàn để tưởng nhớ về Đức Phật, răn theo những lời Phật dạy và những công hạnh mà Đức Phật để lại cho đời sau.
Niết Bàn không phải là sự kết thúc của sinh mạng. Niết Bàn chính là điểm kết thúc cũng là khởi đầu mới. Kết thúc tham – sân – si và sinh – lão – bệnh -tử và khởi đầu chính là thoát khỏi lục đạo luân hồi. Đây chính là cảnh giới cao nhất mà hầu hết các chúng tăng đều hướng tới. Đó chính là được thác về cõi Phật có thọ mệnh dài lâu.
Đức Phật dạy rằng để tìm được Niết Bàn thì không cần phải tìm đâu xa, Niết Bàn không phải là thực thể mà chúng ta có thể nhìn thấy, chạm thấy hay nghe thấy. Nó chính là một khái niệm phi thời gian, phi không gian, và vô định. Niết Bàn có thể được tìm thấy trong thân tâm của mỗi người. Bản thân của mỗi người phải tự nhìn nhận và hiểu được quy luật vô thường, vô ngã, tự giác ngộ sẽ thấy được cảnh giới Niết Bàn.
Xêm thêm tượng Phật tại : https://www.ruoctailoc.com
Trong một buổi thuyết pháp có một vị tỳ kheo đã hỏi Đức Phật rằng “sau khi chết, những người giác ngộ sẽ đi về đâu ?” Đức Phật nói rằng: Ngươi hãy đi tìm thật nhiều củi khô đến và đốt đi. Sau khi đốt hết thì lửa tự động tắt. Những người giác ngộ cũng vậy, khi không còn dục vọng nữa, thì không có ngọn lửa nào cháy được. Nếu vẫn tiếp thêm củi, thì tức là ngọn lửa luân hồi vẫn cháy, chúng sanh vẫn ra vào lục đạo luân hồi. Nếu đã giác ngộ, thì ngọn lửa tự tắt trả lại cho thân tâm sự mát mẻ thanh lương.
Xem thêm : 1 người được đăng ký mấy người phụ thuộc?
Trong cõi này, hầu hết các chúng sanh đều đang bị những dục vọng, tham – sân – si chế ngự mà không thể thoát khỏi những đau khổ, âu lo. Số ít chúng sanh còn lại chứng được chân lý ấy thì đều có quãng đời còn lại sống trong hạnh phúc. Họ không còn khái niệm nuối tiếc quá khứ và cũng không có quá nhiều tham vọng cho tương lai. Họ sống đúng với thực tại, hưởng trọn niềm vui từng ngày. Cuộc sống của họ cứ thế mà an vui, mà hạnh phúc.
Nếu con người còn chấp chứa những chấp niệm thì sẽ không thoát khỏi đau khổ của thế gian. Niết bàn chính là bản thể tuyệt đối với những ý nghĩa tiêu biểu là thường – lạc – ngã – tịnh trái với cuộc sống mà chúng sanh đang sống đó là vô thường – khổ- vô ngã – bất tịnh. Những người thoát khỏi nó chính là đã chứng được cảnh giới Niết Bàn.
Trong cuộc sống này rất khó có thể đạt được cảnh giới Niết Bàn. Tuy nhiên chúng ta có thể dựa vào triết lú đó để có thể rửa sạch thân tâm, kiểm soát tâm của mình, điều hòa tứ đại, tu dưỡng đạo đức và rời xa những cám dỗ và ác nghiệp từ đó những tham lam, si mê, sân hận sẽ được tiêu diệt. Cuộc sống mỗi ngày là của hiện tại, chính vì vậy các Phật tử hãy luôn răn dạy thân tâm của mình để cuộc sống an lạc mỗi ngày
Nguồn bài viết được Đồ Thờ Lộc Phát trích dẫn từ các nguồn uy tín như : Phattuvn.org, phapamnguyenthuy.org, vnctongiao.org.
Tại Đồ Thờ Lộc Phát quý khách sẽ được trải nghiệm không gian nghệ thuật Phật Giáo vô cùng ấn tượng và cao cấp. Các dòng tượng Phật được làm từ các chất liệu như đá, gốm, sứ, đồng, composite, poly đều được trưng bày tại cửa hàng
Website: https://www.dotholocphat.com
Fanpage: https://www.facebook.com/banthothantaiongdialocphat
Youtube: https://www.youtube.com/@otholocphat2141
ĐT: 093.173.8189
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp