Ngày 25/6/2018, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật Quốc phòng (Luật số 22/2018/QH14), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật Quốc phòng năm 2018 có 7 chương, 40 điều. Đây là Luật rất quan trọng, chi phối toàn bộ hệ thống pháp luật về quốc phòng, tác động đến hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Quốc phòng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền quốc phòng – an ninh có vai trò to lớn trong việc giữ vững ổn định nền chính trị, phòng chống các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về lực lượng vũ trang nhân dân trong nền quốc phòng Việt Nam.
Bạn đang xem: Lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
Lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng chiến đấu của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân
Khoản 1 Điều 23 Luật quốc phòng 2018 quy định về thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
Như vậy, lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm ba lực lượng: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. Cụ thể được quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Luật Quốc phòng 2018 như sau:
Quân đội nhân dân
– Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy bao gồm các lực lượng nhưː Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Tác chiến Không gian mạng, Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công an nhân dân
– Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Xem thêm : Cấu tạo của la bàn và cách sử dụng la bàn đơn giản
– Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
– Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.
Công an Nhân dân việt Nam chính quy bao gồm các lực lượng nhưː An ninh Nhân dân, Cảnh sát Nhân dân.
Dân quân tự vệ
– Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
– Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 thì nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân được quy định cụ thể như sau:
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Theo quy định nêu trên, lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước thực hiện ba nhiệm vụ chính sau:
– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
– Bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng;
– Bùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
Xem thêm : Mục đích của phong trào đông du là gì
Khoản 1 Điều 24 Luật quốc phòng 2018 quy định nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân. Cụ thể:
1. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
Tại khoản 2 Điều 24 Luật quốc phòng 2018 quy định sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong trường hợp sau:
– Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
– Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.
Chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ
– Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức về quân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thường là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị. Đây là một trong những chức danh cao cấp nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
– Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Công an, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Công an là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, đồng thời là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương. Đây là một trong những chức vụ quan trọng nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp