Sự cân bằng quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt giúp con người duy trì thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng quá cao sẽ ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe của con người. Vậy, nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu và nhiệt độ bao nhiêu là bất thường cần đi khám?
Nhiệt độ chuẩn của cơ thể là bao nhiêu?
Cơ thể con người có khả năng điều hòa thân nhiệt và thích nghi với môi trường sống. Tùy vào việc hoạt động của từng các nhân hoặc thời gian khác nhau trong ngày mà nhiệt độ cơ thể có sự thay đổi. Người trẻ tuổi thường có thân nhiệt cao hơn so với người cao tuổi.
Bạn đang xem: Nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu? Nhiệt độ nào là bất thường cần đi khám?
Nhiệt độ trung tâm hay nhiệt độ phần lõi của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5°C đến 37,1°C và nhiệt độ trung bình khoảng 36,8 độ C.
Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như não, gan, não và các tạng…
Có 3 cách đo nhiệt độ trung tâm:
- Đo ở trực tràng: Với độ sâu chuẩn là 5-10cm. Nhiệt độ đo ở vị trí này được xem là tiêu biểu cho nhiệt độ trung tâm.
- Đo ở miệng (dưới lưỡi): Nhiệt độ đo ở vị trí này thấp hơn ở trực tràng khoảng 0,4-0,6°C.
- Đo ở hõm nách: Nhiệt độ đo ở vị trí này thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,65°C.
Cách đo nhiệt độ chuẩn
Cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể theo các cách đo nhiệt độ trung tâm ở trên. Nếu trẻ em thì cần kiểm tra thêm xem có các biểu hiện như mệt mỏi, má hồng, người nóng, toát mồ hôi hay không.
Chi tiết cách đo nhiệt độ cơ thể chính xác, các bạn có thể tham khảo trong bài “Cách đo nhiệt độ cơ thể chính xác”.
Nhiệt độ như thế nào là bất thường cần đi khám bác sĩ?
Khi thấy cơ mệt mỏi, khó chịu, nóng bừng bạn sẽ thấy nhiệt độ cơ thể tăng lên. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể, theo dõi tình hình sức khỏe bằng cách sử dụng nhiệt kế điện tử vì chúng có độ chính xác cao, cho kết quả nhanh hơn nhiệt kế thủy ngân.
Các trường hợp cần đi khám vì sốt bao gồm:
Trẻ em dưới 3 tháng tuổi
Xem thêm : Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh và ăn đồ lạnh?
Sử dụng nhiệt kế đo trực tràng để đo nhiệt độ cơ thể trẻ, nếu nhiệt độ đo được ở trực tràng là 38 độ C hoặc cao hơn, cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Trẻ dưới 4 tuổi
Đối với trẻ dưới 4 tuổi, có thể kẹp nhiệt kế ở nách để đo nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ đo được từ 37,2 độ C trở lên được coi là sốt.
Các trường hợp sốt cao cần đi khám:
- Trẻ em từ 3-6 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể lên đến 38,9 độ C kèm theo các biểu hiện như cáu gắt bất thường, thờ ơ hoặc khó chịu.
- Trẻ em từ 3-6 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể từ 38,9 độ C.
- Trẻ em từ 6-24 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể trên 38,9 độ C kéo dài hơn một ngày, không có triệu chứng khác.
- Trẻ em từ 2- 4 tuổi: Nhiệt độ cơ thể lên đến 38,9 độ C, kèm theo biểu hiện cáu gắt bất thường, thờ ơ và khó chịu hoặc kéo dài hơn 3 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
Trẻ em trên 4 tuổi
Đối với trẻ trên 4 tuổi, đo nhiệt độ tại miệng sẽ chính xác nhất. Nếu nhiệt độ đo tại miệng của trẻ từ 37,8 độ C trở lên là sốt. Cần đi khám bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao 38,9 độ, kèm theo biểu hiện khó chịu, kéo dài hơn 3 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
Người lớn
Nếu người lớn sốt liên tục 39,4 độ C hoặc sốt liên tục trong 3 ngày, không đáp ứng thuốc điều trị cần đi khám ngay.
Xem thêm : Bánh Ngũ Cốc Ăn Sáng Nestlé
Lưu ý: Khi đi khám, hãy nói cho bác sĩ biết nhiệt độ cơ thể bất thường của mình và nơi nó được thực hiện, trong miệng, trực tràng, nách hoặc tai.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể
Tuổi tác: Thông thường thân nhiệt của trẻ em sẽ cao hơn người lớn vì trung khu điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh. Vì vậy trẻ rất dễ bị sốt cao, đôi khi kèm co giật nếu có bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể. Người già thường có thân nhiệt thường thấp so với người trẻ do vận động kém, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu thấp.
Khi cơ thể hoạt động nhiệt độ sẽ tăng.
Nội tiết: Nhiệt độ cơ thể phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ rụng trứng thường cao hơn so với nam giới.
Stress cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng hoặc hạ nhiệt độ.
Nhiệt độ môi trường có tác động đến thân nhiệt của cơ thể con người, đặc biệt là ở người già và trẻ em, nhưng thay đổi không nhiều khoảng 0,5°C.
Một số thuốc cũng khiến ảnh hưởng tới khả năng bài tiết mồ hôi của cơ thể, gây dãn mạch.
Cách hạ sốt nhanh tại nhà
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước, có thể dùng dung dịch oresol hoặc nước trái cây để tránh mất nước.
- Tránh mặc quần áo bó sát, nên mặc đồ rộng, nhẹ, thoải mái.
- Nếu cảm thấy ớn lạnh hãy đắp chăn cho đến khi triệu chứng này biến mất.
- Tuyệt đối không được cho trẻ uống aspirin.
- Không nên dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cho trẻ cho đến khi được bác sĩ khám và chẩn đoán.
- Sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn trong tờ thông tin thuốc hoặc hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Với người lớn, có thể hạ sốt nhanh bằng cách tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm giúp máu được vận chuyển tới các cơ quan nội tạng, chống lại cảm lạnh, từ đó thân nhiệt sẽ hạ xuống.
Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu và không chắc chắn về nguyên nhân gây sốt. Tốt nhất bạn nên liên hệ hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán chính xác, từ đó có cách hạ sốt hiệu quả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp